Chưa tăng lương cơ sở 2021: Đối tượng nào sẽ chịu tác động?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vừa qua, Chính phủ đề nghị chưa tăng lương cơ sở năm 2021; nếu đề nghị này được thực hiện thì mức lương cơ sở 2021 dự kiến giữ mức 1.490.000 đồng/tháng như năm 2020.

 Như vậy, nhiều đối tượng hưởng, đóng các khoản tiền trên mức lương cơ sở sẽ chịu tác động từ việc chưa tăng lương, cụ thể:

1. Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, phụ cấp theo lương cơ sở

Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, phụ cấp được tính theo mức lương cơ sở thì thu nhập của họ sẽ trực tiếp chịu tác động của việc chưa tăng lương cơ sở.

2. Lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi

- Theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ, nam đủ điều kiện sẽ được nhận trợ cấp một lần khi sinh con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.


 

 


Ngoài ra, lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 được hưởng hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

3. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc bị ốm đau

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau theo quy định tại Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy trường hợp, cụ thể:

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

 

 


- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Ngoài ra:

- Trường hợp bị suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

- Trường hợp Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

- Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

5. Người lo mai táng cho người người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp mai táng

Người lao động đủ điều kiện nhận trợ cấp mai táng theo quy định tại Điều 66, 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được nhận khoản trh cấp bằng 10 lần mức lương cơ sở.

6. Thân nhân người lao động thuộc diện được hưởng tiền tuất hàng tháng

Thân nhân người đủ điều kiện nhận tiền tuất hàng tháng quy định tại 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được nhận mức tuất bằng 50% mức lương cơ sở/mỗi thân nhân, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

7. Người đóng BHXH theo mức lương cơ sở

- Người tham gia BHXH tự nguyện, dự kiến trong năm 2021, tiền đóng BHXH hàng tháng giữ nguyên , không tăng so với năm 2020.

 

 


- Điều này tương tự với một số NLĐ hưởng lương từ NSNN thuộc diện đóng BHXH bắt buộc.

Theo T.Ngôn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.