Chư Sê: Thoát nghèo nhờ "đàn bò tình thương"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển khai từ năm 2016 đến nay, mô hình “Đàn bò tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã giúp nhiều hội viên nghèo có điều kiện phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.  
Theo bà Rah Lan H’Thanh-Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê, hưởng ứng phong trào “Đồng hành cùng phụ nữ nghèo” do Hội LHPN tỉnh phát động, Hội LHPN huyện Chư Sê đã vận động một số nhà hảo tâm và hội viên đóng góp kinh phí để mua bò sinh sản tặng hội viên nghèo.
Từ năm 2016 đến nay, các cơ sở Hội đã tặng 42 con bò sinh sản với tổng trị giá 330 triệu đồng cho 42 hội viên có hoàn cảnh khó khăn làm sinh kế. Bên cạnh đó, các cấp Hội còn phối hợp các cơ quan, đoàn thể tạo điều kiện cho chị em tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò. Đến nay, 42 hội viên nói trên đã thoát nghèo.
Gia đình chị Siu Bin (làng Kê, thị trấn Chư Sê) trước đây thuộc diện hộ nghèo. Cuối năm 2019, Hội LHPN thị trấn Chư Sê hỗ trợ gia đình chị 1 con bò sinh sản. Đến nay, bò đã đẻ được 1 con bê.
“Mình sẽ chăm sóc bò thật tốt để phát triển lên thành đàn, tạo thêm thu nhập. Ngoài tặng bò, chị em còn giúp mình cải tạo vườn tạp trồng 120 cây cà phê, tặng 10 con gà đẻ siêu trứng. Giờ đây, cuộc sống của gia đình mình đã đỡ hơn nhiều rồi”-chị Bin nói.
Bò giống hỗ trợ cho hộ chị Siu Bin đã sinh được 1 con bê. Ảnh: Đinh Yến
Bò giống hỗ trợ cho hộ chị Siu Bin đã sinh được 1 con bê. Ảnh: Đinh Yến
Dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ được tặng bò, bà Đào Thị Ánh Hồng-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê-cho hay: “Đầu năm 2016, 12 hội viên được hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò sinh sản. Đến nay, đàn bò đã nhân lên thành 29 con. Cả 12 hộ được hỗ trợ nay đã thoát nghèo”.
Bà Phạm Thị Những (tổ 6, thị trấn Chư Sê) phấn khởi nói: “Trước đây, nhà mình thuộc diện hộ nghèo. Cuối năm 2018, được Hội LHPN thị trấn tặng 1 con bò sinh sản, mình phấn khởi lắm. Hiện nay, mình có 3 con bò. Vừa rồi, mình vừa bán 1 con để sửa lại căn nhà”.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Đến-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Pal-cho hay: Từ năm 2016 đến nay, các chi hội đã hỗ trợ 4 con bò sinh sản cho các hội viên nghèo. Toàn xã chỉ còn 6 hộ hội viên nghèo.
“Mô hình “Đàn bò tình thương” được chị em phụ nữ đồng tình hưởng ứng. Đáng mừng là các hội viên đều ý thức tự giác quyên góp kinh phí để sớm giúp những hộ khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo”-bà Đến thông tin.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.