Chư Pưh tăng tốc thi công các dự án sắp xếp, ổn định dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai 2 dự án sắp xếp, ổn định dân cư tại 3 xã gồm: Ia Le, Ia Hla, Ia Blứ.

Hiện tại, các đơn vị đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-6.

Năm 2023, UBND huyện Chư Pưh phê duyệt Dự án sắp xếp, bố trí ổn định các hộ DTTS du canh, du cư làng Ia Jol và Ia Brêl (xã Ia Le) với tổng kinh phí hơn 41 tỷ đồng. Theo đó, dự án đầu tư 2 tuyến đường tại 2 làng với tổng chiều dài 12,3 km.

1bg-5113.jpg
Đơn vị thi công làm đường đi vào 2 làng Ia Jol và Ia Brêl (xã Ia Le, huyện Chư Pưh). Ảnh: L.N

Ông Phùng Minh Thắng-Trưởng thôn Ia Brêl-cho hay: Thôn có 195 hộ, trong đó có 33 hộ nghèo (chiếm 19,2%), 18 hộ cận nghèo (chiếm 10,52%). Trước đây, con đường từ làng ra đến quốc lộ 14 là đường đất nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Do đó, các mặt hàng nông sản thường bị thương lái thu mua thấp hơn 10-15% so với khu vực trung tâm xã.

“Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên tuyến đường được đầu tư xây dựng, người dân ai cũng phấn khởi”-ông Thắng nói.

Còn theo ông Lê Thành Trung-Chủ tịch UBND xã Ia Le: Trước đây, tuyến đường đi vào 2 làng Ia Jol, Ia Brêl chủ yếu là đường đất. Mặt đường nhiều đoạn bị xói lở nghiêm trọng, hệ thống thoát nước chưa được đầu tư, mùa mưa thường xuyên bị ngập lụt, lầy lội gây ách tắc, chia cắt giao thông trong thời gian dài.

Hiện nay, tuyến đường này đã thi công đạt trên 90% khối lượng. “Cùng với đó, để giúp ổn định đời sống cho 41 hộ di cư tự do, huyện đã tiến hành vận động 27 hộ chuyển về trung tâm làng Ia Brêl. Còn lại 4 hộ chưa chuyển ra, 10 hộ đi làm xa chưa liên lạc được.

Việc sắp xếp dân cư, hỗ trợ làm đường đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp người dân tiếp cận được với y tế, giáo dục tốt hơn; đồng thời, tạo sinh kế, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, nhất là hộ nghèo, hộ DTTS”-Chủ tịch UBND xã Ia Le nhấn mạnh.

Ngoài ra, huyện Chư Pưh cũng đã phê duyệt các dự án sắp xếp, ổn định dân cư làng Tông Kek, làng Mung (xã Ia Hla) và làng Kuăi (xã Ia Blứ) với tổng mức đầu tư gần 44,587 tỷ đồng.

Theo đó, dự án triển khai các hạng mục gồm: xây dựng 2 điểm trường của Trường Tiểu học Lê Văn Tám tại làng Mung và làng Tông Kek, điểm trường Tiểu học Phan Chu Trinh và điểm trường Mẫu giáo Hoa Sen tại làng Kuăi; đầu tư làm 13 tuyến đường nhánh tại làng Mung và Tông Kek với tổng chiều dài 12,7 km. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm 2023-2025.

Ông Rơ Lan Hoen-Chủ tịch UBND xã Ia Hla-cho biết: Thực hiện dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi), xã được đầu tư xây dựng 2 điểm trường của Trường Tiểu học Lê Văn Tám tại làng Mung và Tông Kek; làm 13 tuyến đường nhánh tại làng Mung và Tông Kek với tổng chiều dài 12,7 km. Khi triển khai thi công những tuyến đường này, bà con rất phấn khởi và đều đồng thuận hiến đất, chặt cây, di dời vật kiến trúc để giải phóng mặt bằng.

Đến nay, các điểm trường đã được xây dựng xong; một số tuyến đường giao thông cũng cơ bản hoàn thành. “Các dự án đầu tư trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu nhỏ đi học gần hơn và giúp người dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi; bộ mặt nông thôn của xã Ia Hla đổi thay từng ngày, đời sống của người dân cũng được nâng lên”-Chủ tịch UBND xã Ia Hla chia sẻ.

22.jpg
Các tuyến đường nhánh tại làng Mung và Tông Kek (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) được xây dựng với tổng chiều dài 12,7 km. Ảnh: L.N

Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Thạch-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Pưh-cho biết: Sau khi được UBND huyện phê duyệt dự án và giao nhiệm vụ, Ban Quản lý đã chỉ đạo chuyên viên kỹ thuật, các nhà thầu giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thường xuyên kiểm tra, giám sát hiện trường, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.

“Đến nay, Dự án sắp xếp bố trí ổn định các hộ DTTS du canh, du cư làng Ia Jol, Ia Brêl cơ bản đã hoàn thành (đạt khoảng 95% khối lượng), đơn vị thi công đang tiến hành hoàn thiện một số hạng mục còn lại; dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30-4.

Còn đối với dự án sắp xếp, ổn định dân cư làng Tông Kek, làng Mung và làng Kuăi, các đơn vị thi công đạt 60% khối lượng, đã giải ngân 23,53 tỷ đồng. Hiện tại, Ban Quản lý tiếp tục đôn đốc đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-6-2025”-ông Thạch khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

Chung tay xây Khu vực phòng chờ cho thân nhân người bệnh

(GLO)- Đồng cảm với nỗi khổ của người nhà bệnh nhân vì không có chỗ tá túc khi chăm sóc người thân tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, đại diện Bệnh viện Đa khoa Gia Lai đã kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ, góp phần chia sẻ với thân nhân người bệnh.

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null