Chư Păh siết chặt quản lý nguồn nước ngầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) có 500 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm siết chặt quản lý nguồn nước ngầm nhằm mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở Phương án số 381/PA-UBND ngày 3-3-2022 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất (nước ngầm) trên địa bàn tỉnh, huyện Chư Păh đã xây dựng Kế hoạch số 80/KH-UBND nhằm triển khai giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước ngầm.

Mục tiêu của kế hoạch là tăng tỷ lệ sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung; hạn chế sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó; hạn chế việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức dẫn đến cạn kiệt làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

nguoi-dan-tren-dia-ban-xa-chu-dang-ya-khoang-gieng-de-lay-nuoc-sinh-hoat-va-tuoi-cho-cay-trong.jpg
Người dân xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) khoan giếng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Ảnh: L.N

Theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 500 công trình khai thác nước dưới đất (giếng khoan) phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Để quản lý nguồn nước ngầm, huyện đã triển khai xây dựng các vùng hạn chế khai thác nước ngầm gồm: vùng hạn chế 1 là vùng cấm tại các xã Nghĩa Hưng, Ia Phí, Hòa Phú và thị trấn Ia Ly (không có vùng hạn chế 2).

Vùng hạn chế 3 là vùng được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung có chức năng cấp nước sinh hoạt phù hợp với mục đích sử dụng nước tại các xã Nghĩa Hưng, Ia Nhin, Ia Kreng, Ia Phí, Hòa Phú, Ia Khươl, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, thị trấn Phú Hòa.

Vùng hạn chế 4 là khu dân cư, khu công nghiệp tập trung không thuộc vùng hạn chế 3 và cách nguồn nước mặt có chức năng cấp nước sinh hoạt không quá 1 km xung quanh khu vực Biển Hồ với tổng diện tích khoanh định là 14,21 km, gồm 2 xã Nghĩa Hưng và Chư Đang Ya.

Qua rà soát, toàn xã Chư Đang Ya có khoảng 175 giếng khoan dùng để lấy nước sinh hoạt và phục vụ tưới nước cho cây trồng. Ông Nguyễn Văn Nội-Chủ tịch UBND xã-cho biết: “Trên địa bàn xã không có công trình cấp nước tập trung. Nếu xã không cho khoan giếng thì người dân rất khó khăn về nước sinh hoạt.

Thông thường, khoảng 3-4 hộ chung nhau khoan 1 giếng để lấy nước phục vụ sinh hoạt gia đình và tưới cho cây trồng. Để quản lý tốt việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm, UBND xã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người dân đăng ký khi có nhu cầu khoan giếng để thực hiện các thủ tục theo quy định”.

mua-kkho6-khien-nhieu-gieng-dao-bi-can-nuoc-nen-nguoi-dan-tren-dia-ban-xa-nghia-hung-tien-hanh-nao-vet-de-lay-nuoc-sinh-hoat.jpg
Mùa khô khiến nhiều giếng đào bị cạn nước nên người dân trên địa bàn xã Nghĩa Hưng tiến hành nạo vét để lấy nước sinh hoạt. Ảnh: L.N

Tương tự, ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho hay: Trên địa bàn xã có hơn 80 giếng khoan dùng để lấy nước sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Các trường hợp muốn khoan giếng đều có báo cáo với UBND xã.

Sau đó, UBND xã cử công chức địa chính-nông nghiệp phối hợp với trưởng thôn kiểm tra nếu vị trí khoan giếng nằm ngoài vùng giới hạn mới được triển khai. Ngược lại, nếu vị trí nằm trong khu vực giới hạn sẽ yêu cầu hộ dân dừng, không được khoan giếng.

Trao đổi với P.V, ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện-cho biết: Thời gian qua, Phòng có các văn bản đề nghị UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ tài nguyên nước.

Đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước; cắm mốc hành lang bảo vệ hồ, đập để bảo vệ nguồn nước và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Cùng với đó, tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, đối với các khu vực chưa có nước tập trung thì hướng dẫn khuyến cáo bà con không khoan giếng khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.