Nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đưa chúng tôi đến tham quan 2 công trình nước sạch tại làng Kmông và De Lung 1, bà Lê Hà Duy Ái-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Tô-cho hay: Vào mùa khô, nhiều giếng nước bị cạn gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân. Do đó, Hội kêu gọi Công ty TNHH Olam-Chi nhánh Gia Lai hỗ trợ xây dựng 2 công trình nước sạch với tổng kinh phí trên 280 triệu đồng.

Mỗi công trình gồm: giếng khoan sâu 90 m, 1 máy bơm, hệ thống điện dân dụng và điện năng lượng mặt trời, tháp đỡ bồn nước, bồn chứa nước 3.000 lít và khu vực lấy nước được đổ bê tông sạch sẽ.

Ông Rơ Lan Phước-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Kmông-cho hay: Làng có 155 hộ, trong đó, người Jrai chiếm trên 98%. Trước đây, các hộ dân sử dụng nước giếng và nước giọt. Vào mùa khô, các giếng nước bị cạn nên người dân phải mua nước bình hoặc ra giọt nước của làng để lấy nước về sử dụng.

Tuy nhiên, đường ra giọt nước khó khăn, khu vực lấy nước không được dọn vệ sinh thường xuyên nên người dân rất lo ngại về vấn đề chất lượng nguồn nước. Do đó, khi được hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch, bà con rất phấn khởi và tự nguyện tham gia đóng góp ngày công.

nguoi-dan-lang-kmong-lay-nuoc-tu-cong-trinh-nuoc-sach-ve-su-dung.jpg
Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Kể từ khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng, hầu như ngày nào bà Puih Sat cũng đến lấy nước về sử dụng. Bà chia sẻ: “Hàng năm, cứ đến mùa khô thì giếng nước nhà tôi và nhiều hộ dân trong làng đều bị cạn. Khi có công trình nước sạch, người dân rất phấn khởi”.

Còn chị Puih San thì bộc bạch: “Năm nào cũng vậy, tình trạng thiếu nước vào mùa khô kéo dài hơn 1 tháng khiến cho mọi sinh hoạt của gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Khi có công trình nước sạch, tôi yên tâm về chất lượng nguồn nước và cũng không còn lo bị thiếu nước vào mùa khô nữa”.

Những ngày qua, 120 hộ dân làng De Lung 1 cũng rất vui mừng khi công trình nước sạch đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trưởng thôn Siu Joan cho hay: “Trước đây, mỗi lần đến mùa khô, hầu hết các giếng nước đều bị cạn. Do đó, người dân rất phấn khởi khi được các nhà hảo tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sạch. Đặc biệt, công trình được đặt ngay tại nhà sinh hoạt cộng đồng nên rất thuận lợi cho bà con”.

cong-trinh-nuoc-sach-dau-tu-cho-lang-de-lung-1.jpg
Công trình nước sạch đầu tư cho làng De Lung 1. Ảnh: N.H

Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Tô cho biết thêm: Cùng với kêu gọi hỗ trợ làm công trình nước sạch, Hội còn kêu gọi Công ty hỗ trợ 110 triệu đồng xây dựng công trình nhà vệ sinh cho điểm trường làng Kmông thuộc Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Hội còn kêu gọi và kết nối với các nhà hảo tâm tặng quà cho phụ nữ và trẻ em trên địa bàn với tổng trị giá gần 126 triệu đồng...

Thời gian tới, Hội tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng các công trình dân sinh, tặng quà nhằm góp phần giúp người dân vơi bớt khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

Những tấm gương nỗ lực vượt qua “bóng tối”

(GLO)- Dù không có được đôi mắt sáng như bao người khác nhưng những người bị mù ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) lại làm cho cuộc đời mình sáng lên bằng chính tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường. Điều đó đã giúp họ vượt qua “bóng tối” của số phận, tìm được ánh sáng cho đời mình.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.