Người dân huyện biên giới Đức Cơ phấn khởi có nước sạch sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu năm 2024, các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở làng Ngo Le (xã Ia Krêl) và làng Triêl (xã Ia Pnôn) của huyện Đức Cơ hoàn thành đưa vào sử dụng đã đem lại niềm vui cho hàng trăm hộ dân nơi đây khi có nước sạch sinh hoạt.

anh-ro-cham-huen-bi-thu-chi-bo-kiem-truong-thon-ngo-le-xa-ia-krel-bia-phai-gioi-thieu-ve-cong-trinh-nuoc-sach-tap-trung-cua-lang-2326.jpg
Anh Rơ Châm Huen-Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng thôn Ngo Le (xã Ia Krêl) (bìa phải) giới thiệu về công trình nước sạch tập trung của làng. Ảnh: Lê Nam

Tháng 7-2023, UBND huyện Đức Cơ có Quyết định số 1501/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Theo đó, tại làng Ngo Le (xã Ia Krêl) được đầu tư xây dựng 2 giếng khoan sâu 90m, 2 đài nước có dung tích 10 m3/1 đài nước, hệ thống ống cấp nước, đồng hồ nước đến từng hộ dân; tại làng Triêl (xã Ia Pnôn) được đầu tư 1 giếng khoan sâu 80 m, 1 đài nước có dung tích 10 m3, hệ thống ống cấp nước, đồng hồ nước đến từng hộ dân. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng 3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Đầu năm 2024, các công trình này đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

nguoi-dan-lang-ngo-le-phan-khoi-khi-co-nuoc-sach-duoc-dua-ve-tan-nha-9884.jpg
Người dân làng Ngo Le (xã Ia Krêl) phấn khởi khi có nước sạch được đưa về tận nhà. Ảnh: Lê Nam

Làng Ngo Le (xã Ia Krêl) có gần 195 hộ dân, với 840 nhân khẩu, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 96%. Anh Rơ Châm Huen-Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng thôn Ngo Le (xã Ia Krêl)-cho biết: Trước đây, khi chưa có công trình nước sạch tập trung người dân trong làng thường sử dụng nước giọt và nước giếng đào. Mỗi năm vào mùa khô hầu hết các giếng trong làng đều cạn khô, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. "Công trình nước sạch sau khi hoàn thành được bàn giao cho Ban nhân dân thôn quản lý, vận hành cung cấp nước cho người dân sử dụng. Có nước sạch sinh hoạt, bà con rất là mừng. Trung bình mỗi tháng bà con chỉ phải bỏ ra vài chục ngàn đồng để trả tiền điện cho khối lượng nước sử dụng”-anh Huen chia sẻ.

anh-ro-cham-mlap-ao-do-nguoi-dan-lang-ngo-le-rat-phan-khoi-khi-duoc-su-dung-nuoc-sach-va-khong-lo-thieu-nuoc-khi-mua-kho-nua-3153.jpg
Anh Rơ Châm Mlấp (áo đỏ) người dân làng Ngo Le rất phấn khởi khi được sử dụng nước sạch và không lo thiếu nước khi mùa khô nữa. Ảnh: Lê Nam

Anh Rơ Châm Mlấp-người dân làng Ngo Le-cho hay: Nhà anh có 8 người. Để có nước sinh hoạt nhà anh đã đào giếng nhưng do vướng đá nên giếng rất cạn. Cứ vào mùa khô là giếng khô nước. Để có nước uống và nấu ăn gia đình anh phải đi lấy nước giọt ở suối và mua nước bình để dùng. Còn chuyện tắm, giặt đồ thì thường tranh thủ lúc đi lấy nước ở giọt. “Giờ được Nhà nước đầu tư hệ thống ống dẫn nước nước sạch về đến tận nhà rồi, chúng tôi rất mừng. Người dân không còn phải lo thiếu nước sinh hoạt nữa”-anh Mlấp phấn khởi nói. Còn bà Rơ Lan Lan cho hay: “Nhà tôi không có giếng nên hàng ngày phải đi ra nước giọt ở gần suối lấy về dùng. Giờ có sạch về đến tận nhà bà con không phải lo nghĩ".

anh-ro-cham-huen-bi-thu-chi-bo-kiem-truong-thon-ngo-le-xa-ia-krel-phu-trach-quan-ly-van-hanh-bom-nuoc-cho-ba-con-su-dung-2917.jpg
Anh Rơ Châm Huen-Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng thôn Ngo Le (xã Ia Krêl) phụ trách quản lý, vận hành bơm nước cho bà con sử dụng. Ảnh: Lê Nam

Ông Nguyễn Văn Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Krêl-cho biết: làng Ngo Le là làng trọng điểm thiếu nước vào mùa khô. Vừa rồi từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ cho người dân làng Ngo Le 2 công trình nước sinh hoạt tập trung. Công trình nước sạch tập trung được giao cho làng quản lý, thu tiền theo khối lượng sử dụng để chi trả tiền điện”.

Tương tự, hơn 80 hộ dân ở làng Triêl và hơn 30 hộ dân ở làng Bua phấn khởi khi có nước sạch kéo về tận nhà để sử dụng. Giờ đây họ không còn phải lo lắng thiếu nước sinh hoạt khi mùa khô tới. Ông Phan Ngọc Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn-cho biết: Trước đây ở khu nhà sinh hoạt cộng đồng làng Triêl có một giếng đào người dân hay lấy nước về sinh hoạt. Tuy nhiên, khu vực này trước đây là nghĩa địa có sự ô nhiễm nên người dân bỏ hoang không lấy nước về dùng nữa. Ngoài ra, trong làng cũng ít hộ dân đào giếng nhưng mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Từ khi UBND huyện đầu tư giếng khoan, bể chứa nước và hệ thống ống dẫn nước, lắp đặt đồng hồ nước tới tận nhà bà con rất phấn khởi. “Thời gian tới, khi có các nguồn vốn của nhà nước chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất ưu tiên đầu tư các công trình nước sạch tập trung cho các làng còn lại gồm: làng Bua, Chan, Ba”-ông Tuấn thông tin thêm.

Trao đổi với P.V, ông Trần Ngọc Phận-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho biết: Thực hiện dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã triển khai các công trình cấp nước tập trung. Các công trình cấp nước sạch tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng đã giúp người dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Điều này góp phần nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ môi trường, đảm bảo quy hoạch khu dân cư nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới và tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ về Kbang

Nhớ về Kbang

(GLO)- Tháng 5-1992, tôi rời giảng đường trường đại học sư phạm với tương lai mờ mịt, bởi đó là năm ngành Giáo dục tinh giản biên chế rất nhiều. 

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

(GLO)- Chương trình lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh sóng truyền hình và livestream trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Gia Lai vào lúc 9 giờ ngày 23-5. Mời quý vị khán giả đón xem.

Lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng

Lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng

(GLO)- Hội Thích trồng cây Gia Lai không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trồng nhiều loại rau và hoa, mà còn là cầu nối để mọi người trao đổi cây với giá…0 đồng. Nhờ đó đã khuyến khích cộng đồng tham gia trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.