Quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn giúp người dân có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, việc quản lý, vận hành các công trình cấp nước này bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Hiện nay, toàn tỉnh có 285 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, làng. Ảnh: N.D

Hiện nay, toàn tỉnh có 285 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, làng. Ảnh: N.D

Công trình cấp nước tập trung thôn Tung Neng (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) được đầu tư xây dựng năm 2011. Đến năm 2012, công trình được đưa vào khai thác, cung cấp nước sạch cho 224 hộ dân. Ngay khi tiếp nhận công trình, UBND xã Ia Dreng đã thành lập Ban Quản lý để giám sát, vận hành và sửa chữa khi có sự cố.

Hàng tháng, Ban Quản lý thu tiền nước với giá 5.000 đồng/m3 để đóng tiền điện và chi phí quản lý, vận hành. Tuy vậy, một số hộ dùng nước nhưng không đóng tiền sử dụng nước.

Đến năm 2019, công trình tạm ngừng hoạt động do đường ống và hệ thống bơm bị hỏng. Ban Nhân dân thôn đề nghị tạm dừng cấp nước vì không có kinh phí chi trả tiền điện và duy tu, sửa chữa đường ống.

Tại cuộc họp giữa người dân thôn Tung Neng và các đơn vị của huyện mới đây, một số ý kiến cho rằng nhu cầu sử dụng nước từ công trình không nhiều. Hiện tại, hầu hết người dân sử dụng nguồn nước từ giếng đào. Nhiều hộ khác thì không chịu đóng tiền sử dụng nước. Vì vậy, người dân đề nghị huyện tạm thời không sửa chữa những hư hỏng của công trình.

Theo ông Phan Văn Hậu-Trưởng ban Quản lý công trình đô thị và vệ sinh môi trường, phụ trách Ban Quản lý cung cấp nước sạch huyện Chư Pưh: Hiện nay, tổ quản lý, vận hành được thành lập tại các thôn, làng không có chuyên môn nghiệp vụ để vận hành, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, việc thu tiền sử dụng nước không đủ trả tiền công lao động cho người quản lý, vận hành.

Đặc biệt, các công trình cấp nước không có kinh phí bảo dưỡng do thu không đủ chi. Bên cạnh đó, hệ thống đường ống ngầm bị hư hỏng, rò rỉ nước gây thất thoát, lãng phí. Một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số quen sử dụng nước giọt nên công trình đưa vào vận hành hiệu quả không cao.

“Để công trình cấp nước sinh hoạt thôn Tung Neng phát huy hiệu quả, tránh lãng phí, chúng tôi sẽ đề xuất UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch. Vì sử dụng nguồn nước này mới đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho sức khỏe”-ông Hậu thông tin.

Công trình cấp nước tập trung xã Nghĩa Hưng. Ảnh: N.D

Công trình cấp nước tập trung xã Nghĩa Hưng. Ảnh: N.D

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh có 285 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, làng, trong đó có 161 công trình cấp nước tự chảy và 124 công trình bơm dẫn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Trong số này, 153 công trình thu phí dịch vụ đủ bù đắp chi phí vận hành, bảo dưỡng, còn lại thu không đủ chi.

Ngoài ra, 207 công trình đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt thường xuyên cho người dân sử dụng; 78 công trình không có khả năng cung cấp đủ nước; 250 công trình có cán bộ quản lý, vận hành; 35 công trình không có cán bộ quản lý, vận hành.

Hiện tại, 53 công trình hoạt động bền vững, 106 công trình hoạt động tương đối bền vững, 54 công trình kém bền vững và 72 công trình không hoạt động. Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam đạt 52,95%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 97,94%.

Công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy làng Mrông Ngó 4 (xã Ia Ka) phát huy hiệu quả tốt (ảnh ĐVCC)

Công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy làng Mrông Ngó 4 (xã Ia Ka) phát huy hiệu quả tốt (ảnh ĐVCC)

Theo nhìn nhận của cơ quan chuyên môn, khi giao các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn cho UBND các xã quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành chủ yếu làm kiêm nhiệm. Một số công trình sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp.

Bên cạnh đó, nguồn thu tiền sử dụng nước khó đảm bảo cho việc duy tu, bảo dưỡng, vận hành và trả cho nhân công quản lý, vận hành. Không những vậy, người dân sử dụng nước rất ít nên chưa phát huy hết công suất hoạt động của công trình.

Đối với các công trình cấp nước tự chảy không có đồng hồ đo đếm, khi hư hỏng thì không có tiền duy tu, sửa chữa. Đây là một trong những bài toán nan giải trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung ở nông thôn theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.