Người dân xã Ia Rtô thiếu nước sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đó là thực tế xảy ra đối với hàng trăm hộ dân sinh sống tại xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) khi vẫn chưa có nguồn nước sạch để sử dụng dù ở cạnh công trình cấp nước xã Ia Rtô với công suất thiết kế 500 m3/ngày đêm.

Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân đành phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc mua nước đóng bình với giá cao.

Mỏi mòn chờ... nước sạch

Gia đình chị Nay H’Trâm (buôn Phu Ma Nher 1) hiện đang sử dụng 3 nguồn nước để sinh hoạt hàng ngày là nước mưa, nước giếng khoan và nước suối.

Chị H’Trâm cho biết: Mặc dù đã bỏ ra 33 triệu đồng để khoan giếng sâu 95 m nhưng nước vẫn bị nhiễm phèn nên chỉ để tắm giặt, vệ sinh. Nước dùng để ăn uống, gia đình tận dụng nước mưa và lấy nước suối.

Tuy nhiên đến mùa khô, nước suối cạn dần, gia đình lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt. Năm 2021, gia đình rất phấn khởi khi đường ống dẫn nước sạch được nối về đến từng hộ dân. Vợ chồng chị đối ứng thêm 350.000 đồng lắp đồng hồ là có nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, sau gần 3 năm mỏi mòn chờ đợi, nguồn nước sạch vẫn chưa về.

“Bà con trong buôn ai cũng mong chờ có nước sạch vừa đảm bảo vệ sinh, vừa thuận tiện trong sinh hoạt. Nhưng không biết phải chờ đợi đến bao giờ”-chị H’Trâm băn khoăn.

mac-du-da-lap-dat-dong-ho-nuoc-tu-nam-2021-nhung-den-nay-gia-dinh-chi-nay-htram-buon-phu-ma-nher-1-van-chua-co-nuoc-sach-anh-vu-chi-7156.jpg
Mặc dù đã lắp đặt đồng hồ nước từ năm 2021 nhưng đến nay gia đình chị Nay H’Trâm (buôn Phu Ma Nher 1) vẫn chưa có nước sạch. Ảnh: Vũ Chi

Cách đó không xa, gia đình bà Nguyễn Thị Kiệm cũng bức xúc vì địa phương là xã nông thôn mới nhưng người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Trước kia, khi nghe tin Nhà nước đầu tư xây dựng trạm bơm tăng áp để dẫn nước sạch về xã, ai cũng mừng. Đến khi triển khai, gia đình bà cùng nhiều hộ dân đóng tiền đầy đủ để lắp đặt đồng hồ. Nhưng từ đó đến nay, nước sạch vẫn cứ tắc.

Bà Kiệm chia sẻ: “Hiện mỗi tháng gia đình phải trả hơn 200.000 đồng để mua nước đóng bình về uống và nấu ăn. Nước giếng khoan chỉ dùng tắm rửa, giặt giũ vì bị nhiễm phèn. Mong Nhà nước quan tâm đưa công trình nước sạch vào khai thác để người dân được sử dụng”.

May mắn hơn, gần chục năm nay, gia đình ông Ksor Arup (buôn Phu Ma Nher 2) được sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống giếng khoan với 2 tháp nước được lắp đặt tại xã với mức giá 6.000 đồng/m3. Bình quân mỗi tháng, gia đình ông trả 100.000 đồng tiền nước.

Tuy nhiên, khi nắm được thông tin tới đây người dân sẽ chuyển sang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung với giá 13.500 đồng/m3, gia đình ông không khỏi lo lắng. “Đây là mức giá quá cao. Chắc gia đình phải tái sử dụng nước suối để tiết kiệm”-ông Arup trăn trở.

Bài toán nan giải

Xã Ia Rtô có 963 hộ với 3.689 khẩu, sinh sống tại 5 thôn, buôn. Từ năm 2004, xã được Nhà nước đầu tư hệ thống giếng khoan với 2 tháp nước, 1 đặt tại trụ sở UBND xã, 1 đặt tại buôn Phu Ma Miơng với dung tích mỗi tháp gần 30 m3. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ đủ cung cấp nước sinh hoạt cho 60% hộ dân 3 buôn: Phu Ma Nher 1, Phu Ma Nher 2 và Phu Ma Miơng nhưng hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Các hộ còn lại sử dụng nước giếng tự khoan hoặc nước sông, suối.

Năm 2021, công trình cấp nước xã Ia Rtô do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư được hoàn thành với công suất 500 m3/ngày đêm, mang lại hy vọng cấp nước sạch tới 100% hộ dân. Đường ống dẫn nước, đồng hồ cũng đã được lắp đặt đến từng hộ, tuy nhiên công trình vẫn chưa đi vào hoạt động.

gia-dinh-ong-ksor-arup-buon-phu-ma-nher-2-hien-dang-su-dung-nuoc-sach-tu-he-thong-gieng-khoan-cua-xa-voi-gia-6000-dong-1-m3-anh-vu-chi-3834.jpg
Gia đình ông Ksor Arup (buôn Phu Ma Nher 2) hiện đang sử dụng nước sạch từ hệ thống giếng khoan của xã với giá 6.000 đồng/m3. Ảnh: V.C

Theo ông Lê Ngọc Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rtô, sau khi hoàn thành, quá trình bàn giao công trình đã gặp nhiều vướng mắc.

Theo kế hoạch ban đầu, công trình bàn giao cho Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh-Chi nhánh Ayun Pa vận hành. Song thời điểm đó, Công ty đã thực hiện cổ phần hóa nên không thể tiếp nhận. Công trình sau đó được UBND tỉnh giao Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, vận hành.

Dù vậy, phương án này cũng không khả thi bởi Công ty xây dựng mức giá nước lên tới hơn 20.000 đồng/m3. Sau nhiều lần cân nhắc, hiện thị xã đang đề xuất phương án bàn giao công trình cho UBND xã Ia Rtô trực tiếp vận hành để giảm chi phí.

Tuy nhiên, do phải mua nước từ Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh-Chi nhánh Ayun Pa cộng với chi phí vận hành trạm bơm tăng áp, mức giá UBND xã xây dựng cũng lên tới 13.500 đồng/m3, gấp đôi mức giá trung bình mà người dân mua trực tiếp tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh-Chi nhánh Ayun Pa. Đây là mức giá quá cao, đặc biệt khi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương còn nhiều khó khăn.

“Vấn đề này người dân và chính quyền đã kiến nghị tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhưng hiện vẫn chưa có phương án tháo gỡ. Nước sạch là nhu cầu bức thiết. Vì vậy, trước mắt, UBND xã tiếp nhận bàn giao công trình để tránh lãng phí, đồng thời tiếp tục kiến nghị HĐND tỉnh có chính sách bù giá nước để hỗ trợ người dân.

Xã cũng mong Công ty cổ phần Cấp thoát nước tỉnh-Chi nhánh Ayun Pa phối hợp tiếp nhận bàn giao, kiểm tra hiện trạng để khai thác phục vụ người dân”-Chủ tịch UBND xã kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1.1.2025: người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày, không quá 48 giờ trong một tuần, và bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động 2019.

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ia Pếch, ngày trở lại...

Ia Pếch, ngày trở lại...

(GLO)- Hồi trước, muốn về xã B7 (xã Ia Pếch), từ trung tâm huyện Chư Păh (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ngày nay), nếu đi ô tô thì phải về Pleiku, vòng ra Hàm Rồng, đến làng Ia Rốc, để ô tô ở đó rồi lội bộ vào xã. Nhưng bây giờ thì khác, đường ô tô chạy đến tất cả các làng của xã Ia Pếch.

8 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1-1-2025

8 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1-1-2025

(GLO)- Bộ GTVT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe (GPLX); cấp, sử dụng GPLX quốc tế; kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Theo dự thảo này, nhiều trường hợp sẽ bị thu hồi GPLX từ ngày 1-1-2025.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư A Thai tổ chức truyền thông Dự án 8 với nội dung xóa bỏ định kiến về giới và phòng chống bạo lực gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 8

(GLO)- Sau 3 năm triển khai, Dự án 8 đã góp phần giúp phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) vượt qua rào cản, khẳng định bản thân. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai thực hiện dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt thấp.