Chính sách mới liên quan đến cán bộ, công chức có hiệu lực từ ngày 5/9

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ ngày 5/9, người giải quyết tố cáo sẽ chính thức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2020 quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, từ ngày 5/9, người giải quyết tố cáo sẽ chính thức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Trong thông tư này, Bộ Nội vụ giải thích rõ bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức là việc bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Cán bộ, công chức, viên chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác. (Ảnh minh họa)
Cán bộ, công chức, viên chức tố cáo được bảo vệ vị trí công tác. (Ảnh minh họa)
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thông tư quy định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo thuộc quyền quản lý.
Nếu người tố cáo không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì thẩm quyền trên thuộc về cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ.
Ngoài ra, tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì thực hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Tố cáo.
Thông tư quy định không thực hiện việc điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ một số trường hợp.
Các trường hợp cụ thể là thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương V Nghị định số 59/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Được sự đồng ý của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Đáng chú ý, thông tư nêu rõ: "Không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo".
Theo Quỳnh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.