Từ tháng 9: Trạm thu giá trở lại tên... trạm thu phí, tăng mức phạt với người ngoại tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trạm thu giá trở lại tên trạm thu phí; tăng mức phạt hành chính đối với người ngoại tình; phạt đến 30 triệu nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo... là một số chính sách có hiệu lực từ tháng 9.
 

Trạm thu giá sẽ được đổi lại tên thành trạm thu phí như trước đây - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Trạm thu giá sẽ được đổi lại tên thành trạm thu phí như trước đây - Ảnh: TUẤN PHÙNG


Trạm thu giá trở lại tên trạm thu phí

Trước đây, nơi thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tên gọi là trạm thu phí.

Kể từ khi thông tư 49/2016/TT-BGTVT có hiệu lực, tên gọi trạm thu phí đã bị sửa đổi. Theo đó, nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của xe cộ được gọi là trạm thu giá. Việc này đã gây ra nhiều ý kiến phản ứng trái chiều.

Tuy nhiên, Thông tư 15/2020/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15-9 tới đây, trạm thu giá sẽ chính thức trở về với tên gọi trạm thu phí. Điều này được quy định rõ tại khoản 1 điều 3: "Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ (sau đây gọi tắt là trạm thu phí) là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Như vậy, kể từ 15-9, trạm thu giá sẽ trở về lại với chính tên gọi ban đầu của nó là trạm thu phí.

Tăng mức phạt ngoại tình

Từ ngày 1-9, nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định này tăng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm.

Cụ thể, các hành vi ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng (điều 59) có mức phạt từ 3-5 triệu đồng. Trong khi các hành vi này, theo nghị định 110 trước đây có mức phạt từ 1-3 triệu đồng.

Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy xác nhận độc thân) có mức phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.

Phạt từ 3-5 triệu đồng dành cho các hành vi đăng ký kết hôn bằng giấy tờ người khác hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Mức phạt tương tự đối với các hành vi sử dụng không đúng mục đích đối với giấy xác nhận độc thân; dùng giấy tờ người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận độc thân; cam đoan, cung cấp thông tin, tài liệu sai để được cấp xác nhận độc thân.

Khai sinh muộn không còn bị phạt

Điều 37, nghị định 82 đã bỏ việc xử phạt đối với việc khai sinh muộn. Quy định trước đây xử phạt cảnh cáo đối với cha mẹ chậm khai sinh cho con (trong hạn 60 ngày). Như vậy, bố mẹ đăng ký khai sinh muộn cho con sẽ không còn bị phạt.

Tuy nhiên, nghị định tăng mức phạt đối với các vi phạm về đăng ký khai sinh như: tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ đã được cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh (phạt 1-3 triệu đồng); cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký khai sinh (phạt 3-5 triệu đồng).

Phạt đến 30 triệu đồng nếu giả mạo công chứng

Điều 12, nghị định 82 quy định mức phạt từ 20-30 triệu đồng đối với các hành vi: Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch...

Phạt đến 35 triệu đồng đối với hành vi hành nghề công chứng khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hành nghề công chứng bị phạt đến 50 triệu đồng đối với hành vi không phải là tổ chức hành nghề công chứng mà hoạt động công chứng hoặc sử dụng công chứng viên không đủ điều kiện hành nghề hoặc người không phải là công chứng viên.

Theo THÁI AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Dubai ngập lụt do mưa lớn

Dubai ngập lụt do mưa lớn

(GLO)- Thành phố Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 16/4 hứng lượng mưa kỷ lục 160 mm, gấp đôi lượng mưa trung bình một năm ở nước này.
"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Bánh tráng: Món ăn dân dã

Bánh tráng: Món ăn dân dã

(GLO)- Ngày nay, hầu như nhà nào cũng có vài ràng bánh tráng gạo dự trữ trong nhà. Đó là món bánh tiện dụng, dễ dùng, chỉ cần nhúng qua nước sạch để một lát là có ngay một thức ăn nhanh, ngon. Bánh tráng ăn thay cơm hoặc nướng lên ăn cho vui khi lai rai vài chén cùng bạn bè.
Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thí sinh Nguyễn Cẩm Nhung đạt giải nhất kỳ thi thứ 6 tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(GLO)- Ngày 15-4, Ban tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn” với chủ đề “Điện Biên Phủ và đường Hồ Chí Minh-Ý chí, trí tuệ Việt Nam” đã thông báo danh sách thí sinh đạt giải tại kỳ thi thứ 6.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.