Cháy nổ tại kho, xưởng trong khu dân cư: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có hàng trăm kho, xưởng nằm xen kẽ trong khu dân cư. Đáng nói, không ít kho, xưởng không đạt yêu cầu về phòng-chống cháy nổ. Vì thế, ngành chức năng, chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp cần vào cuộc quyết liệt, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. 
Đầu tháng 3-2021, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra toàn diện về công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp và trong khu dân cư. Qua kiểm tra, nhiều vấn đề tồn tại về công tác PCCC tại các kho, xưởng sản xuất trong khu dân cư đã được chỉ ra.  
Theo đó, qua kiểm tra hơn 200 kho, xưởng sản xuất nằm trong khu dân cư thì phần lớn đều có kết cấu bằng thép, tôn với giới hạn chịu nhiệt thấp. Khi xảy ra cháy, các công trình này dễ bị sập đổ. Bên cạnh đó, các kho, xưởng được xây dựng từ lâu nên hệ thống điện không đảm bảo an toàn, bể chứa nước, trang-thiết bị, phương tiện chữa cháy dù có nhưng thô sơ hoặc đã xuống cấp, hư hỏng.
Cùng với đó, hầu hết các kho, xưởng chưa đầu tư lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định. Lực lượng PCCC tại chỗ thiếu nên khó kiểm soát và chữa cháy khi xảy ra sự cố. Đặc biệt, nhiều kho, xưởng được xây sẵn để cho thuê ngay từ thiết kế ban đầu không có hệ thống PCCC, trong khi đó, đơn vị đến thuê lại không cải tạo, lắp đặt hệ thống PCCC.
Ngoài ra, bên trong các kho, xưởng thường bố trí nhiều khu vực có công năng sử dụng khác nhau nhưng giữa các khu vực này không đảm bảo khoảng cách an toàn và không có tường ngăn cháy. Qua kiểm tra cho thấy, phần lớn các kho, xưởng được xây dựng thành một khối khép kín, thậm chí không có cửa sổ mà chỉ có các cửa lớn để xuất-nhập hàng. Với kiểu thiết kế này, một khi xảy ra sự cố thì khói lửa đều bị giữ kín bên trong, đến lúc phát hiện thì ngọn lửa đã vượt quá tầm kiểm soát.
Điển hình là vụ cháy xảy ra vào năm 2020 tại kho chứa lốp xe, ắc quy của Nhà phân phối Thành Công (số 39 đường Triệu Quang Phục, tổ 6, phường Phù Đổng, TP. Pleiku). Kho hàng rộng hàng ngàn mét vuông và gần như khép kín lại chứa hơn 10.000 chiếc săm lốp xe và khoảng hơn 2.000 lít nhớt nên khi phát hiện ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội. Đây là khu vực đông dân cư sinh sống nên khi xảy ra cháy, nhiều hộ dân xung quanh đã phải rời khỏi nhà và di chuyển tài sản để đề phòng cháy lan. Vụ cháy dù không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi tài sản lên đến nhiều tỷ đồng.
Diễn tập PCCC tại kho xăng dầu. Ảnh: Lê Anh
Diễn tập PCCC tại kho xăng dầu. Ảnh: Lê Anh
Thượng tá Đặng Ngọc Hùng-Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC-CNCH (Công an tỉnh) cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy công tác PCCC tại các kho, xưởng trong khu dân cư còn nhiều bất cập. Nếu xảy ra sự cố, việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn do các cơ sở này thường giáp tường các nhà dân và công trình khác. Có nơi, đường vào kho, xưởng hẹp khiến các phương tiện chữa cháy khó tiếp cận, nguồn cấp nước cũng hạn chế nên việc chữa cháy mất nhiều thời gian dẫn đến nguy cơ cháy lớn, cháy lan sang các hộ dân xung quanh”.
Một bất cập khác ở các kho, xưởng là việc chủ cơ sở để cho gia đình công nhân sinh sống ngay tại nơi chứa hoặc sản xuất hàng hóa. Việc sử dụng các nguồn nhiệt trong kho, xưởng một cách tùy tiện vẫn thường xuyên diễn ra, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Ngoài ra, nguyên nhân khác đến từ bên ngoài là việc các kho, xưởng hàng hóa trong các khu dân cư thường không tạo khoảng cách an toàn theo quy định nên khi người dân đốt cỏ, rác nếu bất cẩn sẽ dẫn đến cháy, nổ.
“Để đảm bảo an toàn phòng cháy, sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH  sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, đồng thời yêu cầu các cá nhân, doanh nghiệp khắc phục ngay các lỗi vi phạm. Tuy nhiên, về lâu dài cần có cơ chế và các chế tài để di dời những kho hàng, xưởng sản xuất nằm trong khu dân cư ra các khu, cụm công nghiệp hoặc những nơi đảm bảo các quy định an toàn về PCCC”-Thượng tá Đặng Ngọc Hùng cho biết thêm.
LÊ ANH

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

Trào lưu nghe nhạc bằng băng cassette quay trở lại

(GLO)- Sau một thời gian gần như bị lãng quên, nhiều người có xu hướng quay trở lại nghe nhạc bằng băng cassette. Với họ, đây không chỉ là phương tiện để nghe nhạc, mà còn là nơi để tìm lại ký ức của một thời đã qua. 

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 13 TTHC trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 363/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 13 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.