Câu lạc bộ “Cặp hộ 4 tốt”: Nơi gắn kết và sẻ chia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau một thời gian hoạt động, câu lạc bộ (CLB) “Cặp hộ 4 tốt” do Công ty 715 (Binh đoàn 15) thành lập đã mang lại hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới.

3-cong-ty-715-to-chuc-le-gan-ket-ho-va-ra-ma-clb-cap-ho-4-tot-anh-dinh-yen-9668.jpg
Công ty 715 tổ chức lễ gắn kết hộ và ra mắt CLB "Cặp hộ 4 tốt". Ảnh: Đinh Yến

Thiếu tá Trịnh Đình Công-Trợ lý Chính trị kiêm Chủ nhiệm CLB “Cặp hộ 4 tốt” của Công ty 715-cho hay: “Việc thành lập CLB nhằm phát huy hiệu quả mô hình “Gắn kết hộ” được Công ty triển khai từ năm 2008. Đây là nơi để các cặp hộ định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Việc thực hiện 4 tốt dựa trên 4 tiêu chí cụ thể gồm: chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, nội quy, quy định của Binh đoàn, Trung đoàn và địa phương; tham gia tốt các phong trào thi đua lao động sản xuất, học tập, công tác; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh biên giới; thực hiện tốt việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, phát triển kinh tế tốt, thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt khá trở lên”.

Đến nay, Công ty 715 đã xây dựng được 14 cặp hộ theo mô hình CLB “Cặp hộ 4 tốt”. Tất cả các cặp hộ đều đạt tiêu chí 4 tốt. Trong đó, điển hình phải kể đến cặp vợ chồng anh Biền Văn Hùng-chị Trần Thị Hương gắn kết với hộ chị Siu Phunh-anh Nguyễn Văn Miện (cùng ở làng Bi A Nách, xã Ia Krái, huyện Ia Grai), đều là công nhân Đội 6.

Vợ chồng anh Hùng là một trong những hộ đầu tiên hưởng ứng phong trào “Gắn kết hộ” và là hội viên CLB “Cặp hộ 4 tốt”. Ngoài thời gian làm việc tại đơn vị, anh chị còn đầu tư trồng 600 cây cao su tiểu điền, 5 sào điều. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu được hơn 100 triệu đồng/năm.

Anh Hùng bày tỏ: “Năm 2018, thấy cuộc sống của gia đình chị Siu Phunh còn nhiều khó khăn nên vợ chồng tôi giới thiệu vào làm công nhân tại Công ty 715. Từ đó, 2 gia đình đã kết nghĩa. Ở gần nhà nên tôi thường xuyên hướng dẫn chị Phunh kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su, cà phê. Hai bên cũng thường qua lại giúp đỡ nhau công việc nhà, hỗ trợ lúc ốm đau”.

cau-lac-bo-cap-ho-4-tot-noi-gan-ket-va-se-chia-1563.jpg
Anh Biền Văn Hùng (bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với chị Siu Phunh. Ảnh: Đ.Y

Còn chị Phunh thì chia sẻ: “Vợ chồng tôi đang nhận khoán 3 ha cao su của Công ty và trồng thêm 5 sào điều, 2 sào lúa nước. Năm 2023, gia đình tôi được Công ty tặng 1 con bò giống.

Những năm qua, nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của gia đình anh Hùng, chúng tôi biết chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật, nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả cao. Nhờ vậy, gia đình tôi cũng tích lũy được hơn 70 triệu đồng/năm”.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Lò Văn Tỏa-chị Cao Thị Vinh vào huyện Ia Grai lập nghiệp và làm công nhân cạo mủ cao su tại Công ty 715. Thời gian đầu, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Được dân làng, các công nhân đi trước hướng dẫn, giúp đỡ nên vợ chồng anh Tỏa dần dần quen với môi trường làm việc.

“Gia đình tôi ngày càng khấm khá nhờ làm công nhân cao su. Khi Công ty triển khai mô hình “Gắn kết hộ”, rồi tham gia CLB “Cặp hộ 4 tốt”, vợ chồng tôi đã nhận kết nghĩa với hộ anh Puih Đệ-chị Ksor Bứt cùng là công nhân Đội 7, làng Mít Jép, xã Ia O, huyện Ia Grai”-anh Tỏa cho hay.

Cũng như nhiều hộ dân tộc thiểu số khác, vợ chồng anh Đệ có nhiều đất sản xuất nhưng trước đây do chưa nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng nên năng suất thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Thấy vậy, anh Tỏa đã hướng dẫn vợ chồng anh Đệ cách chăm sóc vườn cây nhận khoán 3 ha của Công ty. Khi về nhà, anh Tỏa lại hướng dẫn anh Đệ trồng, chăm sóc 2 ha cao su tiểu điền, 600 cây cà phê, 8 ha điều ghép và cải tạo vườn nhà để trồng rau, phát triển chăn nuôi.

“Mình biết ơn gia đình anh Tỏa nhiều lắm. Hai gia đình mình coi nhau như anh em trong nhà. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của anh Tỏa mà mình có được cuộc sống sung túc như hôm nay”-anh Đệ tâm sự.

Nói về việc này, anh Tỏa trải lòng: “Hai gia đình kết nghĩa được 13 năm rồi và giờ cùng tham gia CLB “Cặp hộ 4 tốt”. Bao ngọt bùi, cay đắng, chúng tôi cùng chia sẻ với nhau. Không chỉ hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi, chúng tôi còn chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống”.

Theo Thiếu tá Trịnh Đình Công, “Cặp hộ 4 tốt” là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương; qua đó, cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương “Dân vận khéo” của Đảng, Nhà nước.

Khi tham gia CLB, các thành viên có nhiều thời gian gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế; thăm hỏi, hỗ trợ khi thành viên của CLB gặp khó khăn.

“Thời gian tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty 715 tiếp tục quan tâm nhân rộng CLB “Cặp hộ 4 tốt”, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới”-Thiếu tá Công nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.