Căng thẳng leo thang, Mỹ và Canada tính đến việc sơ tán công dân khỏi Lebanon

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tình hình leo thang xung đột giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon khiến người Palestine tỵ nạn tại đây vừa lo sợ vừa giận dữ. Trong khi đó, Canada và Mỹ khẩn trương triển khai kế hoạch sơ tán công dân vì lo sợ nơi đây có thể trở thành một Gaza thứ hai ở trung đông. 

Lập kế hoạch sơ tán

Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

CBC News ngày 28/6 đưa tin, tướng Wayne Eyre, tham mưu trưởng quân đội Canada tiết lộ trong cuộc phỏng vấn rằng nước này đang xây dựng loạt kế hoạch sơ tán khẩn cấp công dân tại Lebanon khi nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực có thể nổ ra giữa Israel và Hezbollah.

Ông Wayne Eyre nói số lượng công dân Canada dự kiến sơ tán "khoảng 20.000 người, dựa trên số liệu từ chiến dịch vào năm 2006".

18 năm trước, quân đội Canada đã phối hợp cùng đồng minh đưa khoảng 15.000 người rời khỏi vùng chiến sự, trong đó phần lớn là công dân Canada. Theo chính phủ Canada, 40.000-75.000 công dân nước này sống ở Lebanon.

Canada đã gửi một đội cố vấn quân sự đến Lebanon, sẵn sàng hỗ trợ đại sứ quán ở Beirut điều phối sơ tán trong kịch bản chiến tranh nổ ra.

Quân đội Canada cũng cử một nhóm công tác đến đảo Cyprus để chuẩn bị hậu cần, trong đó có bảo trì máy bay quân sự.

Theo tướng Eyre, phần lớn kế hoạch sơ tán sẽ được tổ chức qua đường biển. Năm 2006, quân đội Canada dùng thuyền và phà đưa người từ Lebanon đến đảo Cyprus, sau đó hỗ trợ công dân đón chuyến bay về nước.

Cùng với Canada, tàu tấn công đổ bộ đa năng USS Wasp và Nhóm sẵn sàng đổ bộ (ARG), bao gồm Đơn vị viễn chinh thủy quân lục chiến số 24 (MEU 24) của Hải quân Mỹ, đã di chuyển vào biển Địa Trung Hải hôm 26/6.

Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cho kịch bản phối hợp cùng đồng minh sơ tán công dân. Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2022 ước tính khoảng 86.000 công dân Mỹ đang sống ở Lebanon.

MEU 24 là lực lượng chuyên về các chiến dịch đặc biệt và hỗ trợ sơ tán dân thường khỏi khu vực nguy hiểm.

Đại sứ quán Mỹ tại Beirut hôm 27/6 khuyến cáo công dân Mỹ cân nhắc kế hoạch đến Lebanon, cảnh báo tình hình an ninh phức tạp và biến động.

Người Palestine ở Lebanon lo sợ và giận dữ

Một khu dân cư ở Lebanon bị trúng tập kích ngày 21/6. Ảnh: AFP

Một khu dân cư ở Lebanon bị trúng tập kích ngày 21/6. Ảnh: AFP

Trong ngày 27/6, Hezbollah đã phóng hàng chục rocket Katyusha oanh tạc căn cứ phòng không và phòng thủ tên lửa chính của bộ chỉ huy miền bắc Israel, động thái đáp trả cuộc tấn công trước đó của Israel vào thành phố Nabatieh và làng Sohmor ở Lebanon.

Căng thẳng ở biên giới phía bắc Israel tăng nhiệt trong những ngày qua, khi quân đội Israel tuần trước tuyên bố kế hoạch tấn công Lebanon đã được phê duyệt. Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đe dọa "không có nơi nào ở Israel an toàn" trong trường hợp hai bên xảy ra chiến tranh tổng lực.

Trước đó ngày 26/6, Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố nước này đủ sức "đưa Lebanon trở về thời kỳ đồ đá" nhưng không muốn chiến tranh nổ ra và ưu tiên giải pháp ngoại giao.

Lúc này, người Palestine ở Lebanon rất giận dữ khi chứng kiến Israel tấn công Gaza và họ hiện phải đối mặt với viễn cảnh chịu số phận tương tự nếu Israel phát động chiến tranh toàn diện chống Hezbollah ở Lebanon.

Hezbollah giao chiến với Israel gần như ngay lập tức sau khi Israel bắt đầu cuộc xung đột ở Gaza, tuyên bố sẽ ngừng tấn công Israel sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở Gaza.

Khoảng 250.000 người Palestine sống trong 12 trại tị nạn trên khắp Lebanon. Họ chạy trốn đến đây vào năm 1948 sau sự kiện Nakba - tiếng Arab có nghĩa là “thảm họa”. Trong xung đột năm 1948, ước tính có khoảng 700.000 người Palestine đã bị trục xuất hoặc chạy trốn khỏi khu vực ngày nay là Israel.

Một số nam giới Palestine tại Shatila cho biết họ sẽ tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống Israel nếu Tel Aviv phát động một cuộc chiến chống Hezbollah.

Năm 2006, trong một cuộc tấn công bất ngờ trên bộ, Hezbollah đã giết 3 binh sĩ Israel và bắt giữ 2 người khác. Đáp lại, Israel tấn công cơ sở hạ tầng dân sự và các nhà máy điện ở Lebanon. Cuộc giao tranh kéo dài 34 ngày khiến 1.200 người Lebanon, chủ yếu là dân thường và 158 người Israel, chủ yếu là binh lính tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Phạm Quý

UBND tỉnh Gia Lai cảm ơn các đơn vị đóng góp vào thành công của Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Ban Tổ chức Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 vừa gửi thư cảm ơn đến các đơn vị, trong đó có Báo Gia Lai vì đã góp phần vào thành công của Tuần lễ Hoa, đặc biệt là Chương trình nghệ thuật "Vũ khúc Dã quỳ-Chư Đang Ya 2024".  

TRỰC TIẾP: Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI

LIVETRỰC TIẾP: Lễ tổng kết và trao thưởng Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI

(GLO)- Lễ tổng kết và trao Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ XVI, năm 2023-2024 đang diễn ra tại Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội (TP. Hà Nội). Chương trình do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. 

Kbang phát huy vai trò người có uy tín

Kbang phát huy vai trò người có uy tín

(GLO)- Với uy tín và kinh nghiệm phong phú, đội ngũ người có uy tín huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã trở thành lực lượng nòng cốt trên nhiều lĩnh vực và là “điểm tựa” của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) địa phương.

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

Say cùng “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya”

(GLO)- Tối 9-11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Hội nghị đánh giá thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 khu vực miền Trung-Tây Nguyên

(GLO)- Ngày 9-11, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 2021-2025) khu vực miền Trung-Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2026-2030.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải tặng quà cho cán bộ và Nhân dân bôn Rưng Ma Nhiu nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Vũ Chi

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phạm Thị Tố Hải dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bôn Rưng Ma Nhiu

(GLO)- Sáng 9-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai Phạm Thị Tố Hải đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con bôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.