Campuchia tăng cường xử lý hành vi đối phó vi phạm nồng độ cồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hãng thông tấn AKP ngày 24/1 dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Manet chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát quốc gia tăng cường xử lý hành động đối phó vi phạm nồng độ cồn, nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet dự hội nghị ở Indonesia tháng 9/2023. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Campuchia Hun Manet dự hội nghị ở Indonesia tháng 9/2023. Ảnh: Reuters

Chỉ thị của ông Hun Manet đưa ra khi phát biểu bế mạc cuộc họp thường niên của Bộ Thông tin hôm 23/1, trong bối cảnh tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong và thương tích hàng đầu trên cả nước.

Nhà lãnh đạo bày tỏ nỗi buồn về những trường hợp tử vong do lái xe vi phạm nồng độ cồn tại thủ đô Phnom Penh trong thời gian gần đây và nói thêm rằng tai nạn giao thông gây tử vong nhiều hơn bom mìn còn sót lại.

Ông lưu ý rằng mọi đài truyền hình cần ngăn cảnh mọi người lên sân khấu và khui bia, đồng thời kêu gọi các nhà báo phối hợp ngăn chặn việc quảng cáo rượu bia, nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại liên quan.

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Sokha bày tỏ lo ngại về tai nạn giao thông gia tăng do rượu bia, khi có đến 1.952 người chết vì tai nạn giao thông đường bộ trong năm ngoái.

Theo Luật Campuchia, hành vi lái xe khi có nồng độ cồn trong máu từ 0,4-0,8% bị phạt tù lên đến 6 tháng kèm mức phạt lên đến 4 triệu riel (24 triệu đồng). Hành vi lái xe với nồng độ cồn trong máu trên 0,8% còn chịu hình phạt cao hơn.

Trong một diễn biến khác, tòa án tại Phnom Penh vừa ra lệnh bắt giữ một tài xế say xỉn lái xe gây tai nạn khiến 4 người thiệt mạng tại hôm 20/1.

Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ lại có quan điểm riêng về vấn đề sử dụng rượu bia khi lái xe. Một số nước như Pakistan, Cuba, Indonesia, Romania, Jordan và Nigeria cấm hoàn toàn rượu bia khi tham gia giao thông. Một số nước và vùng lãnh thổ khác lại có mức giới hạn nồng độ cồn trong máu với các tài xế từ 0,01% - 0,08%.

Nhiều nước lái xe với nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định bị phạt rất nặng, thậm chí là ở tù. Các chi phí giải quyết vấn đề pháp lý cũng rất tốn kém.

Tại Mỹ, lái xe khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép có thể bị phạt rất nặng. Có bang, nếu vi phạm từ lần thứ 2 trở lên, người vi phạm bị phạt tù từ 1 đến 60 ngày dù không gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.