Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.

 

Trường hợp nào được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều 54 Luật BHXH 2014 nêu rõ, người lao động (NLĐ) được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, NLĐ vẫn có thể được nghỉ hưu sớm hơn. Cụ thể tại Điều 55 Luật này, nếu có đủ 20 năm đóng BHXH thì NLĐ sẽ được nghỉ hưu trước tuổi nếu:

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi;

Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi;

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.


 

 Nếu nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.
Nếu nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.


Riêng lực lượng vũ trang (sĩ quan, hạ sĩ quan… quân đội, công an) sẽ được nghỉ hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và thuộc một trong các trường hợp: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Có thể thấy, nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2020, mọi lao động đều phải đảm bảo đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Cách tính lương hưu cho người nghỉ hưu trước tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014, nếu nghỉ hưu vào năm 2020, mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH: Lao động nam được tính là 18 năm. Lao động nữ được tính là 15 năm.


 

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%


Sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2% đến mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi giảm 2%. Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

 


 Hồ sơ hưởng lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi

Theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng lương hưu của người nghỉ hưu trước tuổi bao gồm:

Đối với người đang tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị: Sổ bảo hiểm xã hội; Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị (mẫu số 14-HSB); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa trong trường hợp thanh toán phí giám định.

Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động (đối với trường hợp người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc), người lao động (đối với trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện) nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.

Trong 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.



Theo T.Ngôn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.