Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giảm 2/3 thủ tục, thời gian giải ngân gói 26.000 tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, gói hỗ trợ 26.000 tỉ thông thoáng về hồ sơ, về thủ tục, rút ngắn về thời gian, giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian so với gói 62.000 tỉ.

 Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo trước Quốc hội cuối giờ sáng nay, 25.7-Ảnh Gia Hân
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung báo cáo trước Quốc hội cuối giờ sáng nay, 25.7-Ảnh Gia Hân


Gói hỗ trợ 62.000 tỉ chưa được như mong muốn

Báo cáo một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm về chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Quốc hội Sáng nay, 25.7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong điều kiện khó khăn của tình hình dịch bệnh, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động, cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động như giảm giá điện, nước, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm một số khoản phí, lệ phí hỗ trợ khẩn cấp người dân, người lao động và chủ sử dụng lao động.

"Đến nay, nhà nước đã hỗ trợ 168,8 nghìn tỉ đồng cho các lực lượng trên", ông Dung cho biết.

Về Nghị quyết 42, với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng triển khai năm 2020, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội cho biết, "tuy chưa được như mong muốn", song qua ngân sách nhà nước và các chính sách, chúng ta đã hỗ trợ xấp xỉ 39.000 tỉ đồng cho 14,4 triệu người thụ hưởng, trong đó riêng ngân sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp 13.000 tỉ đồng.

"Vấn đề này Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư sớm tổng kết nghị quyết và đề xuất ra các chủ trương, chính sách tiếp theo", ông Dung thông tin.

Cũng theo Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.

Ông Dũng khẳng định, so với gói hỗ trợ Nghị quyết 42, 12 chính sách trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 thông thoáng về hồ sơ, về thủ tục, rút ngắn về thời gian, giảm 2/3 thủ tục và rút ngắn 2/3 thời gian.

"Chúng ta có những chính sách, thậm chí có những chính sách không cần yêu cầu người lao động, người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ trên cơ sở dữ liệu chúng ta đã có", ông Dung nói.

Hàng trăm ngàn lao động tự do đã được hỗ trợ

Từ đó, Bộ trưởng Dung cho biết, qua 15 ngày triển khai gói hỗ trợ Nghị quyết 68 với 26.000 tỉ, đến nay, nhóm chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với kinh phí là 4.300 tỉ đồng, hỗ trợ cho 11 triệu người lao động được thụ hưởng.

Bên cạnh đó, đã hỗ trợ kịp thời tiền ăn cho tất cả những người điều trị F0 và cách ly F1. Có 52.081 người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương tại năm 5.922 doanh nghiệp đã được hưởng chính sách. 5.500 hộ sản xuất kinh doanh được nhận tiền hỗ trợ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tái cấp vốn. Qua một tuần triển khai, đã có 62 người sử dụng lao động đăng ký và giải ngân 50,4 tỉ đồng, hỗ trợ cho 13.577 lao động (gấp 10 lần gói 62.000 tỉ đồng).

Về việc triển khai  hỗ trợ Tổng công ty Hàng không, ông Dung thông tin, sáng nay (25.7) của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã ký với Tổng công ty Hàng không 4.000 tỉ đồng và đến hôm nay ngân hàng đã tái cấp vốn 2.000 tỉ đồng và đã giải ngân được 600 tỉ đồng theo yêu cầu, sang tuần sau sẽ giải ngân nốt phần còn lại.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), ông Dung cho biết, đến nay, chính sách này được triển khai nhanh, có hiệu quả, nhất là các địa phương phải giãn cách xã hội.


"Tất cả lực lượng lao động bán vé số dạo từ Đà Nẵng đến Cà Mau với hàng trăm nghìn người đã được các địa phương xem xét, đã và đang triển khai hỗ trợ. TP.HCM và nhiều địa phương đã ban hành và thường xuyên cập nhật, bổ sung đối tượng lao động tự do để được hưởng chính sách", ông Dung nói.

"Nhìn tổng quát cho thấy, các chính sách ban hành thời gian qua, nhất là Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đang được triển khai đúng hướng, thiết thực, đúng đối tượng, dễ triển khai, đối tượng thụ hưởng đang dễ dàng tiếp cận chính sách hơn", nhấn mạnh.

 

Theo Lê Hiệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.

Chư Prông tiếp nhận 290 đơn vị máu an toàn

Chư Prông tiếp nhận 290 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Ngày 22-3, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Chư Prông và Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức phát động hiến máu tình nguyện đợt 1, năm 2025.