Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT sẽ hợp nhất ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lãnh đạo 2 Bộ TN-MT và NN-PTNT làm rõ những lĩnh vực quản lý Nhà nước mang tính đặc thù, chuyên ngành; những lĩnh vực giao thoa cần sắp xếp, hợp nhất.

Sáng 9.12, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp hợp nhất Bộ TN-MT và NN-PTNT.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp hợp nhất Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp hợp nhất Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT

Theo đó, Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT sẽ hợp nhất các đơn vị tham mưu, tổng hợp tương ứng; rà soát, sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không thể chậm đổi mới hơn nữa, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc "1 việc không giao cho 2 người", "không hợp nhất một cách cơ học".

Ông cũng giao lãnh đạo 2 Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT thành lập ngay tổ công tác, có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan để xây dựng đề án hợp nhất 2 bộ; đề án thành lập Đảng bộ của bộ hợp nhất trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; phương án sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sau khi hợp nhất…

Đồng thời, khẩn trương rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, làm rõ vướng mắc, đề xuất hướng xử lý cho phù hợp, bảo đảm tính ổn định, kế thừa, liên thông, không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện hợp nhất.

Bộ Nội vụ phối hợp hướng dẫn tiêu chí sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện hợp nhất, bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng cho ý kiến về phương hướng sắp xếp, hợp nhất một số lĩnh vực quản lý Nhà nước chuyên ngành quan trọng của hai Bộ NN-PTNT, TN-MT.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định giao các phó thủ tướng phụ trách công tác sắp xếp, tinh gọn các bộ, ngành theo lĩnh vực được phân công. Ngay trong tuần này tiến hành các cuộc họp về phương án sắp xếp.

Theo kế hoạch định hướng của Chính phủ, hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính, tên dự kiến Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

Hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng, dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn.

Hợp nhất Bộ TN-MT và Bộ NN-PTNT, tên dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường, khắc phục được một số giao thoa trong thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nước, lưu vực sông và đa dạng sinh học.

Hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông.

Hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ GD-ĐT, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ đang hướng dẫn cho người dân làm thủ tục hành chính. Ảnh minh họa HOÀNG GIANG. Nguồn PLO

Đề xuất bố trí nhà công vụ cho cán bộ, công chức tại tỉnh mới sau sáp nhập

(GLO)- Tại dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền địa phương nơi dự kiến đặt trụ sở của đơn vị hành chính mới bố trí nhà công vụ cho cán bộ, công chức, người lao động của các đơn vị hành chính sáp nhập.

Họp trực tuyến

Sớm bố trí, phân bổ đủ vốn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Chiều 31-3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà-Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện và chuẩn bị công tác tổng kết các chương trình MTQG. 

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư công tồn đọng kéo dài trước ngày 10-4

(GLO)- Ngày 31-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.