Bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng: Đề xuất đưa 86 trẻ về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ủy ban Nhân dân Quận 12 đề xuất đưa tất cả 86 trẻ về cơ sở bảo trợ xã hội công lập ngay trong ngày 4/9; các bên liên quan sẽ tiến hành sàng lọc, xác minh gia đình, thân nhân.

Hội bước đầu cho rằng sự việc bạo hành, ngược đãi trẻ em ở đây đã xảy ra nhiều lần và trong thời gian dài.

Ông Phạm Đình Nghinh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết việc bảo vệ trẻ em, nhất là nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt luôn được nhiều cấp, ngành quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các em được sống, phát triển trong một môi trường an toàn, lành mạnh.

Vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng (nơi có số lượng trẻ đang được chăm sóc và nuôi dưỡng khá lớn, nhiều trẻ sơ sinh) là hết sức nghiêm trọng về hành vi và mức độ bạo hành. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, sự an toàn, sức khỏe, tính mạng và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác với trẻ.

Để bảo vệ trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em năm 2016, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Ủy ban Nhân dân Quận 12, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an Quận kịp thời có biện pháp xử lý để đảm bảo sự an toàn đối với các trẻ em đang được quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tại Mái ấm Hoa Hồng. Đồng thời, có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp những người có hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em, không để xảy ra tình trạng tương tự.

Bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết ngay khi nắm bắt thông tin, Sở đã đến và làm việc với cơ sở Mái ấm Hoa Hồng. Qua kiểm tra cho thấy Mái ấm có 86 trẻ, trong đó phòng 101 có 15 trẻ dưới 1 tuổi, phòng 202 có 37 trẻ từ 1 đến khoảng 3 tuổi; có 31 trẻ đang đi học bên ở cơ sở mầm non Sóc Bông, 3 trẻ đang nằm viện.

Công an Quận 12 đã mời chủ cơ sở và người bạo hành trẻ về cơ quan làm việc. Ủy ban Nhân dân Quận 12 đề xuất đưa tất cả 86 trẻ về cơ sở bảo trợ xã hội công lập ngay trong ngày 4/9. Sau đó các bên liên quan sẽ tiến hành sàng lọc, xác minh gia đình, thân nhân.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.