ATIGA tác động đến người trồng mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 1-1-2018, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, mía đường là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất bởi sự cạnh tranh khu vực. Thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam giảm ngay từ mức 40% năm 2017 xuống chỉ còn 5% từ năm 2018. Rào cản bảo hộ sản xuất đường trong nước không còn. Sản xuất đường trong nước chấp nhận sự cạnh tranh sòng phẳng với đường nhập khẩu giá thành thấp của Thái Lan. Nông dân trồng mía là người đầu tiên chịu ảnh hưởng của “sân chơi” khu vực ASEAN này.

Gia Lai có hơn 40.000 ha mía (trong tổng số 220.000 ha cả nước). Trong đó, khu vực phía Đông tỉnh gồm các huyện, thị xã: Đak Pơ, Kbang, An Khê, Kông Chro gần 30.000 ha; phía Đông Nam tỉnh: Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa trên 11.000 ha. Là một trong 2 tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích mía, vùng nguyên liệu chính của 2 nhà máy (Nhà máy Đường An Khê, Nhà máy Đường Thành Thành Công Ayun Pa), là vùng nguyên liệu vệ tinh cho 3 nhà máy (Nhà máy Đường Kon Tum, Nhà máy Đường Bình Định và Nhà máy Cồn sinh học Krông Pa), Gia Lai có vị trí quan trọng trong ngành mía đường cả nước.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Vài năm nay, tỉnh ta chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất mía. Niên vụ 2016-2017, năng suất mía bình quân lên đến gần 74 tấn/ha, cá biệt có vùng đạt 150 tấn/ha, cao hơn so với Thái Lan (năng suất bình quân khoảng 65 tấn/ha). Mặc dù năng suất cao, song chất lượng chữ đường (CCS) ở đây khá thấp, bình quân chỉ hơn 9 CCS, trong khi mía ở Thái Lan lên đến hơn 11 CCS.

Thái Lan là nước lớn thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu đường, lại cùng “sân” ATIGA với ta. Giá thành đường Thái rất thấp, bán ra khoảng 8.000 đồng/kg đường tinh, nên sự cạnh tranh của mía đường Việt Nam hết sức cam go. Ngay ngày đầu tiên Hiệp định ATIGA có hiệu lực, nông dân Gia Lai đã chịu sự tác động mạnh bởi các nhà máy đường đồng loạt giảm giá mua nguyên liệu mía. Nếu năm 2017, giá mía 1 triệu đồng/tấn/10 CCS thì năm 2018 giảm chỉ còn 780.000-800.000 đồng/tấn/10 CCS. Trong khi đó, để trồng mía có lãi, giá bình quân phải 900.000 đồng/tấn. Giá mía nguyên liệu trở lại thời kỳ 10 năm trước, trong khi giá nhân công, chi phí vận chuyển đã tăng so với trước rất nhiều.

Ngoài việc giá thành thấp, người trồng mía còn gặp nhiều bất lợi trong việc tổ chức thu mua, thẩm định chất lượng chữ đường, quá trình vận chuyển nguyên liệu từ ruộng mía đến nhà máy... Trăm chi phí đổ đầu nông dân. Những vấn đề âm ỉ lâu nay trên ruộng mía “khổ lắm, nói mãi” vẫn chưa được giải quyết rốt ráo, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, đời sống người dân.

Mỗi tấn mía giảm 200.000-220.000 đồng, đồng nghĩa với việc mỗi héc-ta nông dân mất đi 15-16 triệu đồng. Với 40.000 ha mía, Gia Lai mất trắng 600 tỷ đồng/vụ. Đây là khoản lợi nhuận đáng kể của người trồng mía. Theo lãnh đạo huyện Đak Pơ, với giá mía hiện nay, những ruộng mía trên gốc năm 2, năm 3 còn có lãi chút ít, mía trồng mới năm đầu tiên thua lỗ là nắm chắc.

Việc đầu tư trồng mới biết ngay thua lỗ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định tái canh cây mía của bà con. Với giá thành như hiện nay, nguy cơ vùng nguyên liệu mía năm tới giảm đáng kể. Những diện tích năng suất thấp, xa nhà máy, chi phí vận chuyển cao, vùng đất có khả năng chuyển đổi cây trồng, người dân sẽ trồng cây khác thay mía.

Để cạnh tranh với đường nhập ngoại, phát triển ngành mía đường trong nước, những năm qua, các nhà máy chế biến mía đã đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm, đặc biệt là tận dụng tối đa nguồn mía nguyên liệu. Các nhà máy chế biến mía ngoài sản phẩm đường, còn tận dụng bã cho nhà máy nhiệt điện, chế biến phân bón từ bọt đường, chế biến cồn sinh học...

Mấy năm nay, nhiều nhà máy đường quen với lợi nhuận cao, một mình một chợ định đoạt thu mua, đánh giá chất lượng mía. Tới đây, ngoài việc tăng năng suất, sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích mía, thiết nghĩ, cần có sự quan tâm gắn kết chặt hơn giữa “4 nhà”, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Vùng nguyên liệu sẽ giảm nên để đáp ứng đủ cho nhà máy hoạt động chỉ còn cách là tăng năng suất. Phải tìm kiếm, lai tạo giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc, xen canh... Cần thiết, ngay từ niên vụ này, nhà máy đường và chính quyền địa phương nên hướng dẫn, áp dụng xen canh các loại cây ngắn ngày như đậu, bắp... vào diện tích mía trồng mới để tăng thu nhập cho người dân. Các nhà máy cũng nên tiết giảm lợi nhuận, chia sẻ khó khăn với nông dân.

Hội nhập khu vực và thế giới là xu hướng không tránh khỏi trong sản xuất, kinh doanh. Người nông dân mất thu nhập đáng kể, song người tiêu dùng lại được lợi. Để ngành mía đường Gia Lai không điêu đứng, rất cần hành động kiên quyết, năng động, càng nhanh càng đỡ thiệt hại.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.