Ấn Độ tiêu diệt nhiều phần tử Maoist

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 10/5, các lực lượng an ninh Ấn Độ đã tiêu diệt ít nhất 12 phần tử phiến quân Maoist trong một cuộc đấu súng ở bang Chhattisgarh, miền Trung nước này.
Lực lượng phiến quân ở Ấn Độ. Ảnh: signalfire.org

Lực lượng phiến quân ở Ấn Độ. Ảnh: signalfire.org

Đây là vụ đụng độ lớn thứ ba trong những tuần gần đây trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử đang diễn ra trên khắp Ấn Độ.

Thủ hiến bang Chhattisgarh Vishnu Deo Sai cho biết, vụ việc trên xảy ra ở huyện Bijapur của Chhattisgarh.

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah, khi vận động tranh cử ở Chhattisgarh vào tháng trước, đã cam kết loại bỏ lực lượng nổi dậy trong vòng ba năm nếu đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi được bầu trở lại nắm quyền.

Việc bỏ phiếu cho tất cả các ghế trong bang Chhattisgarh đã được hoàn thành trong giai đoạn ba của cuộc tổng tuyển cử vào ngày 7/5. Kết quả kiểm phiếu cuối cùng sẽ được công bố trong ngày 4/6.

Các nhóm cực đoan Naxalite đang ráo riết hoạt động tại một số quận của các bang: Andhra Pradesh, Bihar, Chhattisgarh, Jharkhand, Madhya Pradesh, Maharashtra, Orissa, Uttar Pradesh và West Bengal.

Lực lượng này thường mở các cuộc tập kích nhằm vào các đoàn xe tuần tra của lực lượng an ninh và gây thương vong cho cả dân thường.

Maoist, hay còn được gọi là Naxalite, là lực lượng ủng hộ tư tưởng Mao Trạch Đông, cựu Chủ tịch Trung Quốc. Nhóm này tự xưng đang đấu tranh cho người dân bộ lạc và những người nông dân không có đất, thường xuyên hoạt động với ngân quỹ là các vụ tống tiền hoặc bảo kê, mãi lộ, Al Jazeera cho biết.

Cuộc nổi dậy của họ bắt đầu ở bang phía đông của Tây Bengal vào cuối những năm 1960, lan rộng đến 1/3 của hơn 600 huyện hành chính của Ấn Độ.

Cuộc nổi dậy của Maoist tại Ấn Độ là "thách thức an ninh nội bộ lớn nhất", cựu Thủ tướng Manmohan Singh từng thừa nhận.

Các lực lượng của Maoist thường xuyên tổ chức đánh du kích vào chính quyền và lấy đi sinh mạng của hàng trăm người mỗi năm, theo BBC.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.