Ấn Độ không thỏa hiệp vấn đề biên giới với Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 27/3, Times of India đưa tin, trong một sự kiện ở thủ đô Kuala Lumpur nhân chuyến thăm Malaysia, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar nói: “Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là bảo đảm biên giới. Tôi không bao giờ có thể thỏa hiệp về điều đó”.
Căng thẳng biên giới Ấn Độ- Trung Quốc chưa giải quyết triệt để. Ảnh: AFP

Căng thẳng biên giới Ấn Độ- Trung Quốc chưa giải quyết triệt để. Ảnh: AFP

Theo ông Jaishankar, mọi quốc gia đều mong muốn "có quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng. Nhưng mọi mối quan hệ đều phải được thiết lập trên cơ sở nào đó".

Ông Jaishankar nhấn mạnh thỏa thuận và hiểu biết mà Ấn Độ và Trung Quốc đạt được vào cuối những năm 1980 mang lại sự ổn định cho mối quan hệ song phương, bất chấp tranh chấp biên giới. Song, ông Jaishankar cho hay, không rõ vì lý do gì mà những thỏa thuận này bị phá vỡ vào năm 2020, dẫn đến bạo lực và đổ máu.

“Bất chấp tranh chấp biên giới trong nhiều năm, chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ đáng kể, vì chúng tôi đã đồng ý rằng, trong khi đàm phán về tranh chấp, hai bên nhất trí không đưa số lượng lớn binh lính đến biên giới"- Ngoại trưởng Ấn Độ khẳng định.

Đề cập các cuộc đàm phán đang diễn ra với Trung Quốc và tầm quan trọng của việc duy trì đường kiểm soát thực tế (LAC) mà không cần triển khai quân đội ở đó, người đứng đầu ngành ngoại giao Ấn Độ cho rằng, việc bình thường hóa quan hệ song phương phụ thuộc vào việc triển khai quân đội theo truyền thống.

Ấn Độ và Trung Quốc từng đối đầu trong chiến tranh biên giới năm 1962. Hai bên cáo buộc lẫn nhau rằng đối phương tìm cách vượt qua biên giới không chính thức của 2 nước để giành lãnh thổ.

Có thể bạn quan tâm

Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

(GLO)- Gặp gỡ phóng viên ngày 24/4, tướng Stephen Whiting, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ Stephen Whiting cho biết Trung Quốc đã "tăng gấp ba số lượng vệ tinh giám sát và trinh sát tình báo trên quỹ đạo" chỉ trong vòng 6 năm, tạo ra tác động trên khắp các lĩnh vực quân sự, theo AFP.