Ai Cập phản đối Israel lợi dụng chính quyền Syria sụp đổ để xua quân vào vùng đệm cao nguyên Golan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ai Cập đã lên tiếng phản đối và cho rằng Israel đã lợi dụng tình hình khi đưa quân tiến chiếm đến vùng đệm của cao nguyên Golan, sau khi chính phủ Syria sụp đổ.

cao-nguyen-golan-do-hoa-afp.jpg
Cao nguyên Golan. Đồ họa: AFP

Thông báo hôm 9/12, Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ việc quân đội Israel đưa binh sỹ và khí tài vào khu vực vùng đệm tại cao nguyên Golan chiếm đóng của Syria, là tạo ra một thực tế mới nguy hiểm và đáng lo ngại.

Kể từ khi chính quyền trung ương tại Syria suy yếu trước đà tiến quân mạnh mẽ của quân nổi dậy, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã kêu gọi tất cả các bên liên quan tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.

Tuy nhiên sau đó, sáng 8/12, quân đội Israel đã triển khai lực lượng vào ở vùng đệm thuộc thổ Syria tại cao nguyên Golan trên khu vực biên giới hai nước.

"Lực lượng Phòng vệ Israel triển khai các đơn vị tới vùng đệm và một số khu vực cần thiết để bảo vệ và đảm bảo an ninh cho những khu dân cư ở Cao nguyên Golan, cũng như người dân Israel", IDF thông báo.

Động thái này diễn ra chỉ vài giờ sau khi quân nổi dậy tuyên bố giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus và chính quyền trung ương tại Syria bị lật đổ.
Bộ trưởng Ngoại giao Israel Gideon Sa’raa khẳng định việc triển khai lực lượng Israel vào khu vực vùng đệm tại cao nguyên Golan chỉ là bước đi hạn chế và tạm thời, nhằm củng cố phòng tuyến biên giới của Israel.

Đáng chú ý, cùng với việc đưa bộ binh tiến vào lãnh thổ Syria, không quân Israel cũng liên tiếp mở hàng loạt cuộc tập kích vào các căn cứ và cơ sở quân sự tại Syria viện lý do phá hủy các kho vũ khí nguy hiểm có thể tạo ra mối đe dọa cho Israel nếu lọt vào tay các nhóm vũ trang thù địch. Hành động này gây quan ngại sâu sắc trong dư luận khu vực cũng như quốc tế.

Cao nguyên Golan là vùng đất rộng khoảng 1.800 km2, giáp với Syria, Israel, Jordan và Lebanon. Đây là một phần của Syria kể từ năm 1944, khi quốc gia Trung Đông được công nhận là nước cộng hòa độc lập.

Israel đang kiểm soát khoảng 2/3 diện tích cao nguyên Golan sau chiến tranh năm 1967. Năm 1981, Israel thông qua luật sáp nhập khu vực này vào nước mình.

Liên Hợp Quốc coi Cao nguyên Golan là một phần của Syria và đã thông qua Nghị quyết 242, kêu gọi Israel rút khỏi tất cả lãnh thổ mà họ chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967, bao gồm Cao nguyên Golan, Dải Gaza và Bờ Tây, song Israel đã không tuân thủ.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.