91,12% người dân huyện Đak Pơ tham gia bảo hiểm y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 6-7, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 9 (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022.

6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo đạt được một số kết quả tích cực.

Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt gần 268 tỷ đồng, bằng 54,3% kế hoạch, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thực hiện được hơn 182 tỷ đồng, bằng 54,4% kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt hơn 26 tỷ đồng, bằng 90,26% Nghị quyết.

Kết thúc sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021-2022, toàn huyện gieo trồng hơn 7.590 ha cây trồng các loại, đạt 101,2% so với kế hoạch và tăng 0,13% so với cùng kỳ năm ngoái. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đến nay, toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 3 xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh Ngọc Minh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh Ngọc Minh


Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được triển khai tích cực với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Chỉ đạo giải quyết đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo. Toàn huyện hiện có 38.433 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 91,12% so với dân số. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững và ổn định.

Công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên và tạo nguồn, phát triển đảng viên được quan tâm. Trong 6 tháng, kết nạp được 25 đảng viên, đạt 48,1% so với Nghị quyết; toàn Đảng bộ có 49/49 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có cấp ủy, đạt tỷ lệ 100%.

Ngoài kết quả đạt được, việc triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể: Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản tiến độ còn chậm. Tình hình an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn có lúc còn tiềm ẩn vấn đề phức tạp. Tình trạng đơn thư phát sinh liên quan đến lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều. Tỷ lệ phát triển đảng viên còn thấp. Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền chưa đáp ứng yêu cầu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận nhiều vấn đền liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua địa bàn huyện Đak Pơ; công tác tiêm vắc xin Covid-19; xây dựng nông thôn mới; phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia súc, nhất là công tác phòng-chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò; tập trung triển khai mỗi xã một sản phẩm (OCOP); việc xây dựng quy hoạch chung các xã. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu có ý kiến về công tác chỉ đạo chuẩn bị tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022-2025; công tác phát triển đảng viên; cần tăng cường tuyên truyền để giảm tình trạng tảo hôn, tự tử trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo sử đổi, bổ sung quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã và quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã…

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Huyện ủy Đak Pơ Lê Thị Thanh Mai đề nghị các cấp, các ngành và địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ triển khai thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII về thực hiện Nghị quyết số 04, 05, 06, 07 và Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 29 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Tập trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới tại xã An Thành, Yang Bắc, Ya Hội. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng; triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bí thư Huyện ủy cùng yêu cầu các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý của các cấp chính quyền. Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên. Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn các xã, thị trấn bầu bí thư kiêm trưởng thôn, làng, tổ trưởng tổ dân phố đảm bảo theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy…

 

NGỌC MINH
 

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.