6 tháng đầu năm 2024 Đảng bộ huyện Kbang kết nạp được 54 đảng viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Ngày 3-7, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang khóa IX tổ chức hội nghị lần thứ 17 (mở rộng) nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. 

Dự hội nghị có các đồng chí: Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đặng Ngọc Linh-Phó Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Ngọc
Đồng chí Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Ngọc

Trong 6 tháng đầu năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự nỗ lực của các cấp, ngành và các tầng lớp Nhân dân, huyện Kbang đã đạt được những kết quả khả quan.

Theo đó, kinh tế-xã hội của huyện phát triển ổn định. Vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn huyện sản xuất được hơn 5.744 ha cây trồng các loại (vượt 0,4% kế hoạch). Đến nay, người dân cũng đã gieo trồng được hơn 25.000 ha cây trồng vụ mùa (đạt 84,3% kế hoạch). Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt trên 300 tỷ đồng (bằng 52,2% kế hoạch, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2023). Thu ngân sách trên địa bàn được trên 31 tỷ đồng (đạt 55,7% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2023).

Các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia được huyện triển khai tích cực ngay từ đầu năm; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp tiếp tục được kéo giảm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Huyện đã tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam huyện lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.

Các đại biểu nghe chủ trì hội nghị báo cáo đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh: Phạm Ngọc

Các đại biểu nghe chủ trì hội nghị báo cáo đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Ảnh: Phạm Ngọc

Cùng với đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng; quán triệt, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, tỉnh, huyện được triển khai nghiêm túc, kịp thời theo quy định. Trong 6 tháng, Đảng bộ huyện kết nạp được 54 đảng viên, đạt trên 49% nghị quyết đề ra. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tích cực triển khai kế hoạch hoạt động hướng về cơ sở.

Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm. Đồng thời, tập trung thảo luận các vấn đề như: xây dựng xã, làng đạt chuẩn nông thôn mới; phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; công tác quản lý, bảo vệ rừng; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện kế hoạch giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Quang cảnh hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang (mở rộng). Ảnh: Phạm Ngọc
Quang cảnh hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Kbang (mở rộng). Ảnh: Phạm Ngọc

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh đánh giá cao sự chủ động trong chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm của Huyện ủy Kbang với nhiều kết quả quan trọng đã đạt được.

Bên cạnh đó, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy yêu cầu địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; cần có giải pháp cụ thể trong công tác giảm nghèo và nỗ lực hơn nữa trong xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh triển khai công tác trồng rừng; tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Ngoài ra, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; quan tâm công tác rà soát quy hoạch, quy hoạch lại cán bộ chuẩn bị cho đại hội Đảng cấp cơ sở; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả về công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.