"4 tại chỗ" để phòng-chống cháy rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia Lai đã bước vào mùa khô, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, chính quyền các địa phương và đơn vị chủ rừng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “4 tại chỗ”.
Toàn tỉnh hiện có 646.992,3 ha rừng gồm: 478.791,2 ha rừng tự nhiên, 153.937,1 ha rừng trồng và 14.264 ha rừng trồng chưa thành rừng. Qua rà soát, toàn tỉnh có 286 khu vực trọng điểm cháy với tổng diện tích 124.025 ha (104.635 ha rừng tự nhiên, 19.390 ha rừng trồng). Những vùng trọng điểm cháy với diện tích lớn thuộc các huyện như: Chư Păh, Ia Grai, Chư Pưh, Đak Pơ, Mang Yang, Krông Pa, Ia Pa.
Là địa phương có 15.914,5 ha rừng phòng hộ, 25.337 ha rừng sản xuất, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, huyện Chư Păh đã chủ động củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR các cấp, xây dựng kế hoạch PCCCR. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn đôn đốc, giám sát, kiểm tra công tác PCCCR của các đơn vị, địa phương; phân công trực, tuần tra, kiểm tra rừng, hướng dẫn các hộ dân xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy nhằm không để cháy lan vào rừng.
Phát dọn làm đường ranh cản lửa phòng chống chấy rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly, Chư Păh. Ảnh: Lê Nam
Phát dọn thực bì làm đường ranh cản lửa phòng-chống cháy rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly, Chư Păh. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Văn Thành-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh-cho rằng: Phần lớn diện tích rừng đơn vị đang quản lý nằm giáp hoặc xen kẽ với diện tích đất nông nghiệp của người dân nên công tác PCCCR gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế cháy rừng, đơn vị đã tăng cường công tác tuyên truyền PCCCR, ký cam kết an toàn lửa rừng với các hộ dân trong vùng trọng điểm; thành lập và củng cố Ban Chỉ huy PCCCR gồm 15 người; thành lập 7 tổ PCCCR với hơn 100 người nhận khoán bảo vệ rừng ở các thôn, làng thuộc vùng trọng điểm cháy; xây dựng phương án triển khai phát đốt trước có điều khiển, làm đường băng cản lửa để ngăn chặn cháy lan.
Trong khi đó, ông Phan Thanh Hải-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê thì cho biết: Hiện nay, Ban đang quản lý 10.341 ha đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ 5.211,6 ha, đất rừng sản xuất 3.289,1 ha). Qua rà soát, Ban đã xác định được những khu vực dễ xảy ra cháy rừng với diện tích 4.212 ha tại xã Yang Bắc, Hà Tam (huyện Đak Pơ), xã Hà Ra (huyện Mang Yang), xã Cửu An, Song An (thị xã An Khê). Những diện tích này chủ yếu là khu vực rừng trồng có lớp thực bì là cỏ khô, lau lách rất dễ cháy, khi cháy thì tốc độ lan nhanh khó chữa.
“Đơn vị đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR, ban hành quy chế phối hợp với UBND các xã giáp ranh lâm phần quản lý, xây dựng phương án PCCCR mùa khô. Đồng thời, phân công lực lượng trực 24/24 giờ ở các trọng điểm cháy và chuẩn bị công cụ, phương tiện, nhiên liệu, nhân lực theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy rừng. Đồng thời, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng đến người dân các xã có rừng; hướng dẫn các hộ dân canh tác nương rẫy ký cam kết an toàn lửa rừng; đóng biển báo cấm chặt, cấm đốt tại các vị trí cửa rừng, đường mòn và gần tuyến quốc lộ. Bên cạnh đó, đơn vị đã chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng với 3 tổ đội quần chúng gồm 87 người nhận khoán bảo vệ rừng và huy động các lực lượng khác khoảng 100 người khi xảy ra cháy rừng”-ông Hải thông tin thêm.
 
Các lực lượng tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Lê Nam
Các lực lượng tham gia diễn tập chữa cháy rừng. Ảnh: Lê Nam
Tại Ia Grai, các cấp chính quyền từ huyện đến xã và đơn vị chủ rừng cũng đã xây dựng kế hoạch PCCCR mùa khô và kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR. Ông Đinh Ích Hiệp-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện-cho biết: “Trong công tác PCCCR, chúng tôi xác định phương châm “Phòng ngừa là chính”, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra trong mùa khô. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ rừng, PCCCR”.
Trao đổi với P.V, ông Trương Văn Nam-Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết: Theo dự báo, tình hình thời tiết mùa khô năm nay diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vì vậy, Chi cục đã tham mưu UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng triển khai công tác PCCCR mùa khô. Đến nay, các địa phương, đơn vị chủ rừng đã kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR các cấp; tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục, phổ biến pháp luật và hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định, không để lửa cháy lan vào rừng; ký cam kết an toàn lửa rừng, thực hiện các quy định về bảo vệ rừng, PCCCR; tăng cường tuần tra canh gác lửa rừng, nhất là trong thời kỳ cao điểm mùa khô.
“Ngoài ra, Chi cục phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) chuẩn bị tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh để giúp Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy PCCCR các cấp tiếp cận với các tình huống chữa cháy, rèn luyện khả năng tổ chức chỉ huy, phối hợp chữa cháy rừng và kỹ năng sử dụng trang-thiết bị, dụng cụ chữa cháy. Kết hợp tuyên truyền về sự nguy hiểm và thiệt hại khi xảy ra cháy rừng, các biện pháp PCCCR, đảm bảo an toàn trong chữa cháy rừng”-ông Nam cho biết thêm.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.