Xuân yêu thương ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù không được quây quần bên gia đình trong những ngày Tết nhưng những em nhỏ mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa vẫn được đón một cái Tết tràn đầy yêu thương trong sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai và những tấm lòng nhân ái.
Niềm vui của các em khi nhận những phần quà Tết. Ảnh: Hà Phương
Niềm vui của các em nhỏ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh khi được nhận những phần quà Tết. Ảnh: Hà Phương
Những ngày Tết, có mặt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai, chúng tôi cảm nhận không khí vui vẻ của mọi người. Chị Võ Thị Bắc-Trưởng phòng Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn (Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh) cho biết, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Trung tâm đều có rất nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho các cháu như: tổ chức phiên chợ Tết, cùng gói bánh chưng, giao lưu văn nghệ... Dù kinh phí còn hạn hẹp nhưng mỗi năm, Trung tâm đều cố gắng kêu gọi, vận động các đơn vị, nhà hảo tâm để có một cái Tết đủ đầy cho các cháu.
"Năm nay, do tình hình dịch Covid-19, không thể tập trung đông người, nhiều chương trình ý nghĩa của Trung tâm phải tạm dừng. Tuy nhiên, Trung tâm vẫn chuẩn bị bánh chưng, cây mai, đào, mâm ngũ quả và một bữa cơm thân mật để các mẹ, các cháu đón Tết trọn niềm vui...”-chị Bắc chia sẻ.
Niềm vui của các cụ già khi nhận những phần quà ấm áp tình người. Ảnh: Hà Phương
Tặng quà Tết cho người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Ảnh: Hà Phương
Chúng tôi ghé thăm căn nhà của cô Bùi Thị Hoa Thơm, nơi đang chăm sóc 13 cháu nhỏ. Cô Thơm tâm sự: “Cháu nhỏ nhất mới được 8 tháng tuổi nhưng bị khuyết tật vì không có xương cổ và hư một mắt khiến việc chăm sóc rất vất vả. Mỗi đêm, tôi đều thức trắng để ru cháu ngủ trên tay. Trong nhà, các cháu ở nhiều lứa tuổi khác nhau nên việc ăn uống, học tập cũng khác. Vì sống tập thể nên lúc bệnh thì các cháu đều mắc đồng loạt. Phải có tình cảm yêu thương mới có thể cống hiến, làm hết mình với công việc này”.
Em Trần Thị Điệp (12 tuổi) bộc bạch: “Em ở đây hơn 8 năm rồi. Điều kiện sống ở đây tốt hơn nhiều so với lúc em ở nhà. Các mẹ luôn chăm sóc và chỉ dạy chúng em học bài. Ngày Tết, chúng em đều có bánh chưng, kẹo bánh để ăn". 
Năm nào cũng vậy, cùng với sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các tổ chức, những tấm lòng hảo tâm, Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh đã chủ động chuẩn bị lương thực, thực phẩm để các cụ già, em nhỏ đón Tết đầy đủ, đầm ấm. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe cũng được cán bộ ở đây chú trọng, chủ động theo dõi, kiểm tra, phát hiện đối tượng đau yếu, bệnh tật để có kế hoạch điều trị và chăm sóc kịp thời. 
Cán bộ Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Gia Lai cùng các em bên bữa cơm thân mật. Ảnh: Hà Phương
Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai cùng các em bên bữa cơm thân mật. Ảnh: Hà Phương
Hiện nay, tại Trung tâm đang nuôi dưỡng 54 trẻ mồ côi, khuyết tật hay các em gặp những biến cố trong cuộc sống. Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng ở đây, các em đều được các mẹ ân cần chăm sóc từ giấc ngủ, bữa ăn và cả tương lai...
"Làm việc trong môi trường này đòi hỏi sự kiên trì và giàu lòng nhân ái. Hàng ngày, ngoài chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, chúng tôi thường xuyên chăm lo sức khỏe, thuốc thang cho các em nhỏ, các cụ già ốm đau"-chị Bắc cho biết thêm. 
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.