Xác minh thông tin san hô vịnh Quy Nhơn bị tàn phá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm ngày 19-4, UBND xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã báo cáo kết quả khảo sát, xác minh thông tin san hô ở khu vực Hòn Sẹo thuộc vịnh Quy Nhơn bị tàn phá. 

Hình ảnh cắt từ clip người dân cung cấp rạn san hô vịnh Quy Nhơn bị tàn phá
Hình ảnh cắt từ clip người dân cung cấp rạn san hô vịnh Quy Nhơn bị tàn phá
Kết quả khảo sát của thợ lặn cho thấy, tại khu vực bãi Chài phía Tây Hòn Sẹo có san hô thưa thớt, rất ít san hô mềm sinh sống và có một số san hô chết còn nguyên chân, nguyên hiện trạng.
“Do khu vực này có luồng nước chảy xiết, ảnh hưởng của sóng bão và vùng nước cạn, là nơi ra vào của tàu thuyền đưa khách du lịch vào các bãi đá Hòn Sẹo gây cọ xát, làm gãy san hô chứ không hề chết do bị khai thác trộm”, báo cáo UBND xã Nhơn Lý nêu nguyên nhân.
Ngoài ra, báo cáo cho biết, hiện có 2 khu vực có rạn san hô đang phát triển nằm ở vùng nước sâu phân bố phía Tây Nam, Tây Bắc Hòn Sẹo. Từ cơ sở này, xã Nhơn Lý kiến nghị UBND TP Quy Nhơn xem xét tiếp tục giao quyền quản lý một phần mặt nước tại khu vực Hòn Sẹo cho Tổ cộng đồng xã này để bảo vệ kết hợp phát triển du lịch tạo sinh kế cộng đồng bền vững. 
Trước đó, một số trang mạng xã hội, báo chí thông tin việc san hô tại khu vực đáy biển Hòn Sẹo - vịnh Quy Nhơn (thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn) bị chết hàng loạt, đe dọa sinh thái biển vịnh Quy Nhơn. Theo phản ánh, nguyên nhân san hô chết là do một nhóm người từ địa phương khác đến lén lút khai thác trộm vào ban đêm. 
Theo NGỌC OAI (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

Thành phố Hồ Chí Minh lọt top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á

(GLO)- Theo báo cáo công bố chính thức của tổ chức StartupBlink, TP. Hồ Chí Minh tăng 1 bậc để lên vị trí 110 hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, đạt thứ hạng cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á.

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.