Vì sao xuất hiện hình ảnh 2 con lạc đà ở Cao Bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
2 con lạc đà xuất hiện tại khu vực biên giới xã Xuân Trường (H.Bảo Lạc, Cao Bằng) từ hồi tháng 2 nhưng đến nay chưa có người nhận nuôi nên được cán bộ đồn biên phòng Xuân Trường thả ra môi trường tự nhiên ăn cỏ.

Ngày 25.11, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh 2 con lạc đà đang ăn cỏ ven đường tại xã Xuân Trường gây xôn xao.

Hình ảnh 2 con lạc đà xuất hiện ở xã Xuân Trường. Ảnh: MXH
Hình ảnh 2 con lạc đà xuất hiện ở xã Xuân Trường. Ảnh: MXH

"Cao Bằng toàn thú ngoại lai lạ quá. Ai hay đi qua Xuân Trường, Bảo Lạc sẽ thấy 2 chú lạc đà đáng yêu này", nội dung bài viết được chia sẻ.

Bài đăng khiến cư dân mạng cảm thấy thích thú. Nhiều người ví von 2 con lạc đà trên là "du khách" sang thăm Việt Nam.

Ngày 26.11, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo UBND xã Xuân Trường xác nhận, có sự việc 2 con lạc đà xuất hiện tại địa phương. Tuy nhiên, loài vật này đã có từ vài tháng trước.

Theo vị lãnh đạo UBND xã Xuân Trường, sau khi phát hiện 2 con lạc đà hồi tháng 2 ở khu vực biên giới, chính quyền đã thông báo rộng rãi tới người dân để xem ai là chủ nhân của chúng thì tới nhận nhưng tới nay vẫn chưa có.

Lạc đà được thả ra môi trường tự nhiên để ăn cỏ. Ảnh: MXH
Lạc đà được thả ra môi trường tự nhiên để ăn cỏ. Ảnh: MXH

"Hiện, 2 con lạc đà được cán bộ đồn biên phòng Xuân Trường tạm chăm sóc. Hằng ngày, chúng được thả ra môi trường tự nhiên để ăn cỏ", vị lãnh đạo xã nói.

Được biết, lạc đà có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.

Trước đó, trong 2 ngày 8 - 9.11, người dân trên địa bàn xã Đức Long (H.Thạch An, Cao Bằng) phát hiện 3 con chuột túi nên đã thông báo cho lực lượng chức năng để phối hợp, vây bắt.

2 ngày sau, chính quyền bắt thêm được 1 cá thể chuột túi nữa.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), cho biết 4 con chuột túi là của các đối tượng buôn lậu trên đường vận chuyển qua biên giới bị kiểm lâm phát hiện thì bỏ trốn và bỏ lại.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.