Vì sao người trẻ lương cao thường... lười kết hôn, sinh con?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thu nhập cao nhưng nhiều người trẻ ngại lập gia đình và sinh con.

 Người trẻ thường chọn tận hưởng cuộc sống thay vì kết hôn. Ảnh minh hoạ: Anh Nhàn
Người trẻ thường chọn tận hưởng cuộc sống thay vì kết hôn. Ảnh minh hoạ: Anh Nhàn



Lan Anh năm nay 30 tuổi, làm nhân viên một ngân hàng lớn tại TPHCM, thu nhập của cô nàng đủ để chăm sóc bản thân và dành ra 1 khoản để gửi tiết kiệm.

Ngoài những lúc bù đầu với công việc, cô gái này còn dành thời gian học đàn, bơi và học thêm ngoại ngữ vào buổi tối. Những ngày cuối tuần, Lan Anh tụ tập bạn bè hoặc tự mình đi du lịch những nơi gần TPHCM.

"Thời gian 1 tuần của tôi đã lấp đầy, không còn thời gian nghĩ đến việc hẹn hò nữa. Mệt mỏi nhất là ở quê mẹ tôi cứ gọi điện thúc giục hoặc mai mối để tôi kết hôn" - Lan Anh nói.

Cô nàng 30 tuổi tâm sự, gia đình không khá giả nên từ nhỏ bản thân phải nỗ lực rất nhiều mới có được vị trí như hiện nay. Đến khi cuộc sống đã khá hơn, Lan Anh dành thời gian tận hưởng cuộc sống.

"Nếu kết hôn phải tính đến việc sinh con, mua nhà. Cảm giác đó thật áp lực và tôi chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ lúc này. Tôi không muốn con mình sinh ra phải thiếu thốn đủ thứ như mình lúc nhỏ" - Lan Anh bộc bạch.

Cũng giống như câu chuyện của Lan Anh, Thanh Nhân (quê Quảng Nam) vào TPHCM học Đại học rồi lập nghiệp. Chàng thanh niên 27 tuổi hiện đang là kiến trúc sư cho một công ty có trụ sở tại Singapore.

Nhân kể, mặc dù nhận được mức lương cao nhưng đi kèm với đó là áp lực công việc đè nặng. Anh thường xuyên đi công tác dài ngày, họp hành liên tục và rất ít có thời gian nghỉ ngơi.

"Tiền tiết kiệm của tôi suốt 4 năm đi làm vừa đủ gởi về cho bố mẹ ở quê xây 1 ngôi nhà khang trang. Bây giờ nếu cưới vợ thì chưa thể lo đầy đủ nên tôi chưa có ý định kết hôn. Hơn nữa, guồng quay cuộc sống làm tôi sống hơi vội, chưa tìm được người mình thích để hẹn hò" - Nhân kể về dự định hôn nhân của mình.

Lên kế hoạch cho cuộc sống cá nhân thật bận rộn dường như là lựa chọn của nhiều người trẻ có học vấn, có sự nghiệp ổn định. Trong khi các bậc phụ huynh thì nóng ruột thôi thúc họ tìm ý trung nhân thì nhiều người trẻ phớt lờ đi câu chuyện này.

Tưởng chừng chỉ là câu chuyện của từng cá nhân nhưng việc người trẻ có xu hướng kết hôn muộn và sinh ít con ở TPHCM là vấn đề khiến cơ quan quản lý dân số đau đầu.

Đây là bài toán khó không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ. Thành phố đối mặt nguy cơ già hoá dân số trong những năm tới.

Ông Phạm Chánh Trung - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình TPHCM cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ ngại kết hôn.

Đầu tiên phải kể đến guồng quay và áp lực cuộc sống công việc ở đô thị phồn hoa như TPHCM khiến người trẻ "ngại" kết hôn sớm.

Tiếp đến, việc nuôi dạy và chăm sóc con cái hiện nay đòi hỏi rất nhiều chi phí trong khi ai cũng muốn con mình được hưởng nhu cầu tốt dẫn đến tâm lý sinh con ít để con được sống trong môi trường đầy đủ về vật chất nhất.

Cùng với đó, tốc độ đô thị hoá gây khó trong việc tìm việc làm, nhà ở, sinh hoạt,... trong khi chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến khi trưởng thành rất cao khiến nhiều người ngại sinh đông con.

 

http://https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/vi-sao-nguoi-tre-luong-cao-thuong-luoi-ket-hon-sinh-con-854144.ldo

Theo Tâm An (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Gương sáng làng Nang

Ông Rơ Châm Thơnh - Gương sáng làng Nang

(GLO)- Ông Rơ Châm Thơnh (SN 1966, làng Nang, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất được dân làng kính trọng, quý mến. Không chỉ có công trong việc xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư, ông Thơnh còn là tấm gương sáng về phát triển kinh tế tại địa phương.