Trồng chanh dây giúp người nghèo tăng thu nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Năm 2017, trên cơ sở đề xuất của người dân, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Kông Chro đã hỗ trợ 8 tiểu dự án trồng chanh dây (vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng, 92 hộ hưởng lợi) ở 9 làng thuộc 5 xã: An Trung, Đak Pơ Pho, Chư Krey, Đak Tơ Pang và Kông Yang.
 
Trao đổi với P.V, ông Lê Hồng Tân-Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Kông Chro, cho biết: 5 xã được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đầu tư hỗ trợ là những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao (80,2%). Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ này phần lớn vì thiếu vốn sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu. Qua tìm hiểu thực tế địa phương cho thấy, cây chanh dây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất pha cát này. Ban Quản lý Dự án cũng nhận thấy, các hộ nghèo nơi đây có thể trồng chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế nên đã đầu tư hỗ trợ.

 

Ông Đinh Tiến-Trưởng nhóm trồng chanh dây làng Chiêu Liêu. Ảnh: H.T
Ông Đinh Tiến-Trưởng nhóm trồng chanh dây làng Chiêu Liêu. Ảnh: H.T

Sau thời gian tham gia tiểu dự án trồng chanh dây, ông Đinh Tiến-Trưởng nhóm cải thiện sinh kế trồng chanh dây làng Chiêu Liêu (xã An Trung), phấn khởi cho biết: “Tham gia tiểu dự án trồng chanh dây, bà con không chỉ biết thêm một loại cây trồng mới mà còn được tiếp cận với kỹ thuật trồng trọt tiên tiến. 15 thành viên trong nhóm tích cực cùng nhau chăm sóc cây trồng. Sau 6 tháng, chanh dây đã cho quả. Đến cuối tháng 2-2018, nhóm đã thu hoạch được gần 4 tấn quả, bán với  giá từ 7.000 đồng đến 20.000 đồng/kg”.

Cũng theo ông Tiến, 2 ha chanh dây của nhóm dự kiến thu vụ đầu được khoảng 50 tấn quả. Với giá bán như hiện nay, nhóm thu được khoảng trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm còn trích đóng quỹ nhóm được trên 50 triệu đồng. Khi có quỹ, nhóm sẽ duy trì hoạt động hiệu quả hơn. Sau khi tiểu dự án kết thúc, nhóm vẫn có vốn tái sản xuất, hướng đến sản xuất bền vững, góp phần giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

Tương tự, tại tiểu dự án trồng chanh dây thôn 1 (xã Kông Yang), các thành viên đang  rất phấn khởi. Theo ông Đinh Công Hạnh-Trưởng nhóm trồng chanh dây thôn 1, các thành viên trong nhóm là hộ nghèo và cận nghèo. “Mới đầu, một số thành viên trong nhóm cũng ngần ngại bởi chanh dây là cây trồng mới ở Kông Chro. Khi tham gia, các thành viên trong nhóm được hướng dẫn viên cộng đồng và cán bộ nông nghiệp hướng dẫn nhiệt tình, “cầm tay chỉ việc” từ cách trồng, bón phân, chăm sóc đến xử lý sâu bệnh. Khi thu hoạch chanh dây vụ đầu được 43 tấn, bán được trên 240 triệu đồng, bà con đã thực sự tin vào hiệu quả kinh tế mà loại cây trồng này mang lại. Hiện tại, các thành viên đang tập trung chăm sóc chanh dây để thu vụ thứ hai. Chanh dây trồng 1 lần cho thu 3-4 năm mới phải trồng lại”-ông Hạnh nói.

Sau vụ thu hoạch đầu tiên, hầu hết thành viên nhóm tiểu dự án trồng chanh dây thôn 1 đã nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch. Số tiền thu được từ bán chanh dây, nhóm chia đều cho các thành viên, mỗi người được hơn 15 triệu đồng. Số tiền đó, bà con để chi tiêu, mua sắm vật dụng trong gia đình; đồng thời mua vật tư, giống chanh dây, phân bón trồng thêm ở vườn nhà. “Nhờ có tiền bán chanh dây, gia đình tôi trang trải cuộc sống và mua được 1 con bò giống. Tôi đang cùng các thành viên trong nhóm chăm sóc chanh dây vụ 2, phấn đấu vụ này sản lượng đạt cao hơn. Có thêm tiền, gia đình tôi sẽ chuyển đổi diện tích đất trồng mì sang trồng chanh dây”-ông Nguyễn Đức Ảnh-thành viên nhóm trồng chanh dây thôn 1, phấn khởi cho biết.

 

Ông Trang Châu Khoa-cán bộ tư vấn sinh kế Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Kông Chro: “Chanh dây là cây trồng mới trên đất Kông Chro. Nhờ có Dự án hỗ trợ,  “cầm tay chỉ việc” ngay tại vườn nên bà con học cách làm rất nhanh. Cây chanh dây đã mang lại hiệu quả kinh tế, là cơ sở để hộ nghèo trên địa bàn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập cao”.

Theo ông Nguyễn Văn Ký-Chủ tịch UBND xã An Trung, hàng năm, xã đều tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho người dân. Tuy nhiên, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên lại có cách hỗ trợ hộ nghèo khác biệt so với dự án khác. Ngoài việc tổ chức để các hộ nghèo tập huấn và sản xuất theo nhóm, Dự án còn bố trí cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng theo sát hỗ trợ người dân trong suốt quá trình sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng để các kiến thức khoa học kỹ thuật được vận dụng vào thực tiễn sản xuất của bà con. Theo đó, hợp phần sinh kế Dự án triển khai trên địa bàn xã đến nay đã cho thấy hiệu quả rõ ràng, nhất là 2 nhóm trồng chanh dây ở làng Chiêu Liêu và Broch.

Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.