Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp:

Triển khai chính sách dân tộc kịp thời, đúng quy định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 16-1, dưới sự chủ trì của ông Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024. 

Theo báo cáo tại hội nghị, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, năm 2023 Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Chương trình) giai đoạn I (2021-2025). Thông qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng DTTS, vùng đặc biệt khó khăn đã tập trung giải quyết các vấn đề căn bản về sản xuất, đời sống, văn hóa-xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hệ thống chính trị vùng đồng bào DTTS được tăng cường, giữ gìn bản sắc văn hóa, các mặt đời sống bà con ngày càng nâng cao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp ghi nhận và biểu dương kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp ghi nhận và biểu dương kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023. Ảnh: Sơn Ca

Về kết quả thực hiện chương trình, tổng vốn ngân sách Nhà nước phân bổ 2 năm (2022-2023) hơn 1.478 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 541 tỷ đồng, đạt 36,63% kế hoạch. Kết quả thực hiện chương trình trong năm đã có 21/27 chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch như: tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác đạt 99%; 97,8% thôn, làng có nhà văn hóa; tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 82%; tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình 100%; tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm 97,7%...

Bên cạnh kết quả đạt được, Chương trình vẫn còn một số khó khăn vướng mắc do các văn bản hướng dẫn thực hiện từ một số bộ, ngành Trung ương còn ban hành chậm, nội dung chưa phù hợp với thực tiễn nên phải sửa đổi, bổ sung; một số địa phương không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất...

Ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh đề ra các giải pháp trong công tác chỉ đạo, triển khai nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn. Dự kiến huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực hơn 932 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương hơn 709 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương gần 90 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng trực tiếp cho các dự án, hoạt động của chương trình hơn 130 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép 2,7 tỷ đồng. Đồng thời, Ban Dân tộc tỉnh tập trung phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, tỉnh lần thứ IV-2024; tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Dân tộc tỉnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình tại một số địa phương...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Dương Mah Tiệp-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận, biểu dương kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh, công tác dân tộc, chính sách dân tộc là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do đó trong năm 2024, Ban Dân tộc và các sở, ban ngành, địa phương cần tập trung phối hợp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tiếp tục nâng cao năng lực công tác tham mưu, phối hợp, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; tăng cường tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, siết chặt kỷ luật-kỷ cương hành chính; tập trung thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình; nghiên cứu, tham mưu đề xuất UBND tỉnh triển khai các chương trình, chính sách dân tộc kịp thời và đúng quy định. Đồng thời, tập trung tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV-2024 nhằm khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước trong công tác dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.