Trao sinh kế cho người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gần 10 năm qua, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ người khuyết tật vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Trao “cần câu”
R’Com H’Nhiên (SN 2002) là 1 trong 4 người con của ông Siu Nhung (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai). Không may mắn như các chị em của mình, từ nhỏ, H’Nhiên đã bị liệt chân trái và đôi mắt nhìn không rõ khiến việc di chuyển rất khó khăn. Nhà nghèo nên H’Nhiên cũng không thể tới trường. Để góp phần giúp H’Nhiên và gia đình có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã hỗ trợ 1 con bò sinh sản trị giá trên 10 triệu đồng. “Hàng ngày, em giúp mẹ cắt cỏ và chăm sóc bò. Em thấy mình được xã hội quan tâm và động viên nên không còn cảm giác tự ti mỗi khi gặp người làng”-H’Nhiên tâm sự. Nhờ được chăm sóc tốt, mỗi năm, bò mẹ đẻ 1 lứa. Sau 10 năm nhận bò giống, gia đình H’Nhiên đã tích góp được chút vốn, giúp cuộc sống ngày càng ổn định.
Em R’Com H’Nhiên (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) chăm sóc con bò của gia đình. Ảnh: Mai Ka
Em R’Com H’Nhiên (làng Blang 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) chăm sóc con bò của gia đình. Ảnh: Mai Ka
Tương tự, năm 2012, hộ anh Đinh Hril (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) cũng được hỗ trợ 1 con bò sinh sản để phát triển kinh tế. Hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn khi 1 người con bị khuyết tật nặng, không có khả năng lao động. Nhờ sự cần cù, chịu khó, anh Hril đã chăm sóc để bò phát triển tốt và sinh sản đều đặn mỗi năm 1 lứa. Từ tiền bán bò, gia đình anh tiếp tục mua thêm heo, gà... để chăn nuôi. Chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các hộ chăn nuôi giỏi trong xã, sau gần 10 năm, gia đình anh đã thoát nghèo và xây được ngôi nhà trị giá trên 60 triệu đồng. Anh chia sẻ: “Nhờ được quan tâm hỗ trợ, gia đình tôi đã có thêm tư liệu sản xuất, cuộc sống được cải thiện hơn. Hy vọng sẽ có nhiều hoàn cảnh như gia đình tôi được hỗ trợ để mọi người có cơ hội tiếp cận, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”.
Chị Nguyễn Thị Cảnh-công chức phụ trách lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội xã Tơ Tung-cho biết: Từ năm 2011 đến nay, toàn xã có 17 người khuyết tật được hỗ trợ bò sinh sản. Việc hỗ trợ bò sinh sản phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh của người khuyết tật. Nhờ đó, nhiều hộ đã có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững.
Hộ anh Đinh Hril (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Mai Ka
Gia đình anh Đinh Hril (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung, huyện Kbang) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ sinh kế. Ảnh: Mai Ka
Xóa bỏ rào cản tật nguyền
Sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội đã giúp người khuyết tật cùng gia đình họ vươn lên hòa nhập cộng đồng. Ông Siu Hnit-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho rằng: Việc trao sinh kế cho người khuyết tật để họ nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình là hoạt động hết sức cần thiết và ý nghĩa. 10 năm qua, toàn xã có 14 gia đình người khuyết tật được hỗ trợ bò sinh sản nên cuộc sống của họ cũng đã dần đổi thay, từng bước thoát nghèo; góp phần thực hiện các tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ông Trương Đình Ba-Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh-cho biết: Toàn tỉnh hiện có trên 13 ngàn người khuyết tật. Đa phần đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người không thể lao động kiếm sống… Với sự vào cuộc tích cực của chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, người khuyết tật đã được hỗ trợ, động viên vươn lên học tập, xóa bỏ mặc cảm cá nhân, hòa nhập cộng đồng. Hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật được xác định là nhiệm vụ thường xuyên của Hội. Hàng năm, Hội đã phối hợp cùng các phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND các xã tiến hành khảo sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người khuyết tật để có hướng hỗ trợ sinh kế bằng con giống hoặc vốn, tạo cho họ có việc làm và thu nhập.
“Từ năm 2011 đến nay, Hội đã hỗ trợ 84 hộ có người khuyết tật thuộc 19 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trong đó, Hội hỗ trợ 63 con bò sinh sản, 20 con heo nái với tổng kinh phí trên 700 triệu đồng. 51/84 gia đình người khuyết tật được hỗ trợ sinh kế mang lại hiệu quả cao với 24 hộ thoát nghèo. Đặc biệt, nhiều hộ đã phát triển đàn bò lên đến 7-8 con; nhiều hộ đã sửa chữa và xây mới được nhà ở”-ông Ba thông tin.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.