Trao sinh kế cho nạn nhân chất độc da cam: Thiết thực, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước thềm năm mới Ất Tỵ, nhiều gia đình nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã được trao sinh kế để vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế. Đây là sự quan tâm hỗ trợ thiết thực, nhân văn với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Ngày 15-1, Trung ương Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà và trao sinh kế cho các nạn nhân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ngoài trao 30 suất quà Tết (1,2 triệu đồng/suất), Hội còn trao 5 suất hỗ trợ sinh kế (10 triệu đồng/suất) cho gia đình các nạn nhân. Tổng kinh phí tặng quà Tết và trao sinh kế là 86 triệu đồng trích từ Quỹ Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam.

Được hỗ trợ sinh kế giữa lúc khó khăn, bà Trần Thị Hoa (tổ 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) không giấu được xúc động. Chồng bà, ông Lê Thanh Ngự bị nhiễm CĐDC trong chiến tranh chống Mỹ, thêm vết thương cũ hành hạ nên nằm một chỗ đã 15 năm nay.

“Trước kia, chồng tôi có thời gian làm bảo vệ Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ia Grai nhưng rồi sức yếu nên phải nghỉ. Tôi thì bươn chải làm thuê làm mướn. Con cái 3 đứa nhưng ở xa, rốt cuộc chỉ mình tôi chăm sóc ông ấy”-bà Hoa kể.

Đã vậy, năm rồi, bà nuôi được đàn gà thì lại bị kẻ gian trèo tường vào bắt mất. Khi được trao sinh kế, bà dự tính ngay: “Ra Tết, tôi sẽ thuê người đến làm chuồng kiên cố để gầy lại đàn gà khác. Đây là số tiền hỗ trợ đầy ý nghĩa với gia đình nên tôi sẽ sử dụng đúng mục đích”.

niem-vui-cua-ba-tran-thi-hoa-tru-to-dan-pho-7-thi-tran-ia-kha-huyen-ia-grai-khi-duoc-trao-sinh-ke-anh-ln.jpg
Niềm vui của bà Trần Thị Hoa (tổ 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) khi được trao sinh kế. Ảnh: L.N

Chị Rơ Lan Vít (thị trấn Chư Sê) cũng vui mừng khi được trao sinh kế dịp này. Chị Vít kể, đứa con đầu của chị khỏe mạnh bình thường nhưng con trai thứ 2 là cháu Rơ Lan Vinh lại bị nhiễm chất độc hóa học từ ông bà từng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Bản thân chị chỉ ở nhà chăm con, chồng làm nông, thu nhập bấp bênh nên số tiền 10 triệu đồng được hỗ trợ khiến gia đình rất vui mừng.

Có mặt cùng chị Vít trong buổi trao sinh kế, ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê còn đôi chút băn khoăn về việc gia đình có thể sử dụng tiền hỗ trợ không đúng cách.

“Tôi bàn với Tỉnh hội nên trao hỗ trợ sinh kế tượng trưng cho chị Vít. Huyện hội nhận giúp số tiền này và ra Tết bù thêm kinh phí mua tặng gia đình 1 con bò sinh sản trị giá khoảng 15 triệu đồng”-ông Thủy cho hay.

Theo Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê, ngoài việc cháu Rơ Lan Vinh được hỗ trợ chính sách 400 ngàn đồng/tháng, việc trao sinh kế cho gia đình để có thêm thu nhập là hoạt động hết sức thiết thực.

chi-ro-lan-vit-thi-tran-chu-se-va-con-trai-cham-phat-trien-do-bi-anh-huong-chat-doc-da-cam-anh-nvcc.jpg
Chị Rơ Lan Vít (thị trấn Chư Sê) bên con trai bị chậm phát triển do ảnh hưởng chất độc da cam. Ảnh: NVCC

Trao đổi với P.V, ông Bùi Thanh Hoàng-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-nhìn nhận: “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Vì vậy, chúng tôi có đề nghị các Huyện hội hỗ trợ, hướng dẫn các gia đình sử dụng hợp lý số kinh phí trên để họ có thêm động lực vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế”.

Trung tướng Nguyễn Hữu Chính-Chủ tịch Trung ương Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam: “Năm 2024, Trung ương Hội đã vận động được 521 tỷ đồng để chăm lo cho nạn nhân CĐDC/dioxin. Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Trung ương Hội tổ chức trao sinh kế và tặng quà cho nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước với tổng kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng. Đây là món quà ý nghĩa nhằm chung tay xoa dịu nỗi đau của các gia đình nạn nhân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc”.

Ông Hoàng thông tin: Nhiều năm qua, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh cũng hỗ trợ các gia đình nạn nhân định mức 10 triệu đồng/hộ trong vòng 5 năm không tính lãi, sau đó luân chuyển cho các hộ khác vay. Để mô hình thật sự phát huy ý nghĩa, Hội chú trọng hỗ trợ các hộ nạn nhân CĐDC khó khăn nhưng còn sức lao động.

Theo thống kê, 10 năm qua, Trung ương Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam đã hỗ trợ, trao sinh kế cho 21 trường hợp với tổng kinh phí 240 triệu đồng. Tỉnh hội trong 20 năm qua cũng hỗ trợ các gia đình vay không tính lãi để sản xuất, tạo động lực vượt khó với tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng. “Ngoài việc thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, đây là hoạt động hết sức nhân văn, từ đó động viên các gia đình vươn lên trong cuộc sống”-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

Mang Yang phát huy vai trò đội ngũ hòa giải viên cơ sở

(GLO)- Bằng uy tín, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đội ngũ hòa giải viên ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải quyết nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong dân, góp phần giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng và bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

Chư Sê đưa chính sách tôn giáo vào cuộc sống

(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thường xuyên quan tâm công tác tôn giáo gắn với tuyên truyền vận động đồng bào các tôn giáo chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân…

Vươn lên từ lầm lỗi

Vươn lên từ lầm lỗi

(GLO)- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và bằng nghị lực của bản thân, nhiều người đã vươn lên từ quá khứ lầm lỗi, sống có trách nhiệm với gia đình, chăm lo sản xuất, ổn định kinh tế và luôn tuân thủ quy định của pháp luật.