Tổng kết công tác giám sát việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Chiều 17-10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc để thống nhất báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2022. Đồng chí Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Theo đó, từ ngày 6-9 đến 22-9-2023, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát thực tế 22 mỏ khoáng sản tại 7 huyện gồm: Đak Pơ, Ia Pa, Kông Chro, Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh và Phú Thiện; giám sát trực tiếp UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế tỉnh và làm việc với Sở Công Thương về một số vấn đề liên quan đến nội dung giám sát và giám sát qua báo cáo đối với UBND 10 huyện, thị xã, thành phố còn lại trên địa bàn tỉnh.

Kết quả giám sát cho thấy, giai đoạn 2017-2022, hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản nói chung, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong giai đoạn này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, tích hợp vào quy hoạch của tỉnh 666 khu vực mỏ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn 85 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực.

Nhìn chung, hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp từng bước đi vào nề nếp, cơ bản tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản và các pháp luật khác có liên quan, tạo việc làm cho lao động và đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. Trong đó, tổng thu từ hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là trên 82,4 tỷ đồng; tổng thu từ hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa trên 215,112 tỷ đồng.

Thành viên đoàn giám sát đóng góp ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Thành viên đoàn giám sát đóng góp ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Tuy nhiên, hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như: Một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc trong việc lắp đặt trạm cân và camera giám sát; một số mỏ khoáng sản thiếu vị trí cột mốc xác định ranh giới khu vực khai thác; chưa có biện pháp bảo vệ môi trường khu vực khai thác; việc thực hiện phương án hoàn thổ theo quy định chưa đạt hiệu quả; các sở, ngành, địa phương chưa kiểm soát được trữ lượng khoáng sản tại các mỏ đã được cấp phép và sản lượng khai thác của doanh nghiệp dẫn đến việc tính giá trị nộp thuế chủ yếu dựa trên báo cáo, kê khai của doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách Nhà nước; tình trạng vi phạm trong khai thác khoáng sản vẫn còn diễn ra khi trong giai đoạn này đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 623 trường hợp với tổng số tiền xử phạt hơn 6 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đã thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm thống nhất về đánh giá kết quả đạt được, các tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Qua đó, làm cơ sở đi đến thống nhất những kiến nghị, đề xuất với các bộ, ngành trung ương để điều chỉnh những quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế và có giải pháp để quản lý hiệu quả hơn hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku xuất hiện mưa vàng giải hạn

Pleiku xuất hiện mưa vàng giải hạn

(GLO)- Sau nhiều ngày nắng nóng kéo dài, khoảng 16 giờ 10 phút ngày 3-5, trên địa bàn TP. Pleiku và các huyện lân cận (tỉnh Gia Lai) đã xuất hiện mưa dông trên diện rộng. Cơn mưa kéo dài hơn 30 phút, được xem là cơn mưa vàng giải cơn khát nắng nóng và nước tưới cho các loại cây trồng.