Giai đoạn 2017-2022:

Gia Lai xử phạt 623 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Chiều 22-9, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ; khoáng sản bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2022”.

Quang cảnh buổi làm việc Ảnh: Nhật Hào.

Quang cảnh buổi làm việc Ảnh: Nhật Hào.

Làm việc với đoàn giám sát có các đồng chí: Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Tài chính, Cục Thuế tỉnh và đại diện Văn phòng UBND tỉnh.

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Lương Thanh Bình-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp các khu vực mỏ gửi đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch tỉnh với 666 khu vực mỏ. Trong đó, có 128 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác; đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản các mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định, bổ sung mới 538 khu vực mỏ. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các mỏ đất san lấp bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với 97 khu vực mỏ.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 85 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó, thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường là 2 mỏ, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh là 83 mỏ. Trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm UBND tỉnh phê duyệt, giai đoạn 2017-2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động khai thác khoáng sản, sử dụng khoáng sản của 47 tổ chức, cá nhân, địa bàn hoạt động. Kết quả, từ năm 2017-2022, trên địa bàn tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 623 trường hợp với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng (trong đó, UBND tỉnh xử phạt 7 trường hợp, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường xử phạt 17 trường hợp, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh xử phạt 599 trường hợp); tịch thu nhiều tang vật liên quan.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Nhật Hào

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã yêu cầu UBND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan giải trình một số nội dung về việc thanh tra trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản của người đứng đầu sở ngành liên quan và các địa phương; việc phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ khai thác khoáng sản; công tác phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại khu vực giáp ranh, công tác thanh-kiểm tra và xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép; việc đánh giá chất lượng khoáng sản và xác định sản lượng khoáng sản khai thác, việc truy thu nợ thuế, việc hoàn thổ sau khi đóng cửa mỏ; các tồn tại trong lắp đặt trạm cân, camera giám sát, việc xử lý vướng mắc liên quan đến thủ tục thuê đất…

Trên cơ sở khảo sát thực tế và làm việc với UBND tỉnh, các sở, ban ngành liên quan, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đánh giá công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt được một số kết quả nhất định. UBND tỉnh đã chủ động ban hành một số văn bản về phương án bảo vệ khoáng sản tại khu vực được cấp phép khai thác, khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại bãi thải; hàng năm đều rà soát, bổ sung quy hoạch các vị trí khoáng sản để tổ chức đưa vào thăm dò, đấu giá, cấp phép; kịp thời cập nhật các quy định mới về pháp luật liên quan và có hướng dẫn các địa phương triển khai; chủ động giao kế hoạch thanh-kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là việc chấp hành các quy định trong giấy phép, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản; chủ động ký kết quy chế phối hợp với một số địa phương lân cận trong quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản…

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải trình một số nội dung về các bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải trình một số nội dung về các bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Tuy nhiên, trên thực tế, sự chuyển biến trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản chưa nhiều; vẫn còn một số tồn tại như: Ở nhiều khu vực mỏ không thực hiện cắm mốc thực địa, không có phương án bảo vệ môi trường, bảo hộ khu vực khai thác; không chấp hành nghiêm trong lắp đặt trạm cân, camera giám sát, hoàn thổ sau đóng cửa mỏ. Bên cạnh đó, công tác quản lý nổ mìn theo quy chuẩn thiếu chặt chẽ; không có giải pháp cụ thể trong kiểm tra sản lượng khoáng sản khai thác; vẫn còn khai thác trái phép khoáng sản nhỏ lẻ…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, nguyên nhân của các tồn tại trên là do có sự chồng chéo, bất cập liên quan đến một số quy định của pháp luật về khoáng sản và các văn bản liên quan. Bên cạnh đó, địa bàn của tỉnh có diện tích lớn, các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh có trữ lượng nhỏ, nằm phân tán, đi lại khó khăn, các đối tượng lợi dụng thời gian ban đêm, các ngày nghỉ để thực hiện việc khai thác khoáng sản trái phép; việc thanh-kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép chưa nghiêm, chưa dứt điểm; quyền lợi của các địa phương có khu vực mỏ được cấp phép không cao dẫn đến còn lơ là trong công tác quản lý…

Trước đó, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra thực tế một số mỏ khoáng sản được cấp phép trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Trước đó, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra thực tế một số mỏ khoáng sản được cấp phép trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Trong đó, tăng cường bảo vệ khoáng sản trong diện quy hoạch cần bảo vệ, gồm có khoáng sản chưa khai thác, khoáng sản tại bãi thải; đôn đốc các doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; nghiên cứu quy chế phối hợp với các tỉnh lân cận trong công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh; kiểm tra lại việc chấp hành khai thác khoáng sản cũng như sản lượng khai thác của một số điểm mỏ cụ thể đang hoạt động thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; quan tâm thực hiện công tác phân cấp nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện cho các địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản trên địa bàn.

Ngoài ra, rà soát các kế hoạch cụ thể hoá Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, kế hoạch của UBND tỉnh để triển khai tốt hơn nhiệm vụ quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn…

Có thể bạn quan tâm

Phiên làm việc đầu tiên kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

Phiên làm việc đầu tiên kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII: Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)-

Sáng 6-12, sau phiên khai mạc kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, các đại biểu nghe đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và một số ban, ngành báo cáo tình hình hoạt động năm 2023 và mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác.

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, an toàn, lành mạnh

(GLO)- Ngày 5-12, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản triển khai Công điện số 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

6 tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh Gia Lai được khen thưởng

(GLO)- Trong tháng 11-2023, lực lượng Công an toàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp công tác, tăng cường bám nắm địa bàn, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”, trốn ra nước ngoài; đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, được UBND tỉnh và các sở, ngành đánh giá cao.

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

Gia Lai: Giao UBND xã quản lý, vận hành, bảo trì công trình đầu tư quy mô nhỏ

(GLO)- Ngày 4-12, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 43/2023/QĐ-UBND ban hành Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp được áp dụng cơ chế đặc thù thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trao tặng học bổng và bò giống, khám bệnh cho nhân dân 2 bên biên giới

Trao tặng học bổng và bò giống, khám bệnh cho nhân dân 2 bên biên giới

(GLO)-

Sáng 4-12, tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), thừa ủy quyền Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương hai bên biên giới tổ chức chương trình trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" và trao tặng bò giống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn khu vực biên giới tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia).

Tình nguyện viên nông nghiệp quốc tế: Cơ hội trải nghiệm quý giá

E-magazineTình nguyện viên nông nghiệp quốc tế: Cơ hội trải nghiệm quý giá

(GLO)- “Bạn lên đây sẽ phải vất vả với công việc nhà nông, cho chó mèo, gà vịt ăn. Bạn cũng sẽ phải dọn phân bò thiệt đó!”-ấy là những “cảnh báo” không mấy dễ chịu của bạn trẻ Trần Thị Kim Phùng Thủy-Chủ nông trại Moon’s Coffee Farm (số 1418 Trường Chinh, TP. Pleiku) dành cho các tình nguyện viên (TNV) đến từ nhiều nước trên thế giới. Vậy nhưng, nhiều người vẫn sẵn lòng đến nông trại này với mong muốn trải nghiệm cách thức làm nông nghiệp xanh, hòa mình vào thiên nhiên trong lành.

Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

Gia Lai: Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,09% xuống còn 8,11%

(GLO)- Chiều 1-12, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), các đồng chí Tỉnh ủy viên: Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025; Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh giai đoạn 2021-2025 đồng chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

Sở Xây dựng giám sát hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại huyện Kông Chro

(GLO)- Trong 3 ngày (từ 29-11 đến 1-12), đoàn công tác của Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai đã tổ chức giám sát việc hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo năm 2023 theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại thị trấn Kông Chro và các xã: Yang Trung, Đak Pơ Pho, Chơ Glong và Đak Pling (huyện Kông Chro).
Có phải đổi CĂN CƯỚC CÔNG DÂN sang thẻ CĂN CƯỚC? CMND còn thời hạn được sử dụng đến khi nào?

Có phải đổi CĂN CƯỚC CÔNG DÂN sang thẻ CĂN CƯỚC? CMND còn thời hạn được sử dụng đến khi nào?

Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước. Trường hợp Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Gia Lai: Ưu tiên nguồn lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Ưu tiên nguồn lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai hiện còn 31.502 hộ nghèo (chiếm 8,11%), trong đó có 28.173 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 17,05% tổng số hộ DTTS. Để tiếp tục kéo giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là hộ nghèo DTTS, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm để vươn lên.