Toàn tỉnh Gia Lai có hơn 1.900 người khiếm thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 13-12, Hội Người mù tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác hoạt động Hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Hùng-Chủ tịch Hội người mù tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện một số ban, ngành và Hội đoàn thể của tỉnh; Ủy viên Ban Chấp hành Hội người mù tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027.

z6126274013141-d701ccf400537bc2e5e75db549c7d423.jpg
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: P.D

Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.900 người khiếm thị; trong đó có 160 người mù thuộc diện hộ nghèo và 97 người mù thuộc diện hộ cận nghèo. Trong số 976 người mù 2 mắt đã kết nạp hội viên được 750 người, số còn lại là dưới 16 tuổi và người già không đủ điều kiện để đăng ký hội viên nhưng vẫn được quan tâm, chăm sóc như hội viên.

Trong năm 2024, Hội đã phối kết hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiến hành thăm, tặng 1.323 suất quà cho người mù, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh với tổng trị giá hơn 751 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 2 căn nhà cho người mù với tổng trị giá 170 triệu đồng; hỗ trợ 200 triệu đồng cho 4 hội viên vay vốn giải quyết việc làm để chăn nuôi bò và tái canh cây cà phê, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Hội đang hỗ trợ hàng tháng cho 4 người mù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 10kg gạo/tháng; duy trì hoạt động cơ sở mát xa xoa bóp bấm huyệt cổ truyền tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động là người mù, có thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Trong năm, Hội tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt tọa đàm nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Hội người mù Việt Nam, 12 năm ngày thành lập Hội người mù tỉnh Gia Lai. Hỗ trợ đưa 5 học viên người mù đi học chữ nổi và 15 người mù đi học nghề mát xa xoa bóp bấm huyệt; tổ chức tập huấn phục hồi chức năng, kỹ thuật sử dụng cây gậy trắng định hướng không gian cho 20 người mù trong tỉnh; mở lớp dạy chữ nổi cho 20 người mù trên địa bàn; tập huấn lưu động giới thiệu nghề, hướng nghiệp tạo việc làm cho 120 người mù tại các huyện trong tỉnh.

z6126445131330-caf699555c8f595e80c0543246c4f7c4.jpg
Các đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: P.D

Bên cạnh đó, Hội thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; đến từng hộ người mù để thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ người mù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đau bệnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất phương hướng, nhiệm vụ công tác hoạt động năm 2025: Tổ chức lớp học chữ nổi xóa mù tại thành phố Pleiku cho 20 người mù trong tỉnh; vận động hỗ trợ đưa 5 người mù đi học văn hóa hòa nhập cộng đồng; tập huấn nâng cao kỹ năng xoa bóp bấm huyệt cổ truyền…

Đồng thời đề xuất, kiến nghị Trung ương Hội người mù Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội tham gia thực hiện chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm nâng cao đời sống; UBND tỉnh, các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ Hội về chủ trương, kinh phí để mở các lớp tập huấn, dạy nghề, dạy chữ nổi và các hoạt động khác đạt hiệu quả cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.