Tình người trong đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vợ chồng người bạn mới chuyển về khu tôi sống. Hàng xóm của chị phần lớn là bà con Jrai làm nông. Buổi sáng sớm, họ gùi rau vào các chợ trong thành phố bán. Chị kể, mấy hôm cách ly tại nhà, khi thì nhận được bó rau, túi gạo, lúc lại chục trứng gà treo trước cổng. Phần lớn những món quà nhận được đều không rõ người tặng. 
Một bữa, chị đang lúi húi trong nhà thì thấy một phụ nữ treo bịch đồ ăn gồm mì tôm, trứng, sữa trước cổng. Chị liền nói với ra: “Chị là ai, sao để thức ăn ở đây? Để em gửi tiền cho chị”. Người phụ nữ nọ trả lời: “Chị là cán bộ chi hội phụ nữ thôn, bán tạp hóa trên kia. Thấy nhà em có bảng cách ly tại nhà, sợ tụi con nít thiếu thức ăn nên chị treo sẵn”. Chị bạn tôi hỏi: “Bao nhiêu tiền để em gửi chị?”. Chị cán bộ phụ nữ trả lời: “Không sao, sau dịch trả chị cũng được, yên tâm cách ly đi”. Kể lại với tôi chuyện này, chị bạn cảm động nói: “Mới chuyển nhà về đây, lạ nước lạ cái mà được bà con đùm bọc yêu thương. Mình thấy cuộc sống này sao bình dị mà thân thương quá đỗi”.
Từ hôm TP. Pleiku thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tôi đóng vai trò là người vận chuyển hàng hóa cho mấy chị em trong xóm. Số là xóm tôi có 5 gia đình đang thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng-chống dịch. Nhờ sự phát triển của công nghệ, mọi người đặt hàng qua dịch vụ đi chợ hộ của các siêu thị. Khi siêu thị cho nhân viên chở hàng đến điểm chốt, vợ chồng tôi ra nhận rồi chuyển cho mọi người.
Hội viên phụ nữ thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) đi chợ giúp dân. Ảnh: Minh Châu
Hội viên phụ nữ thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) đi chợ giúp dân. Ảnh: Minh Châu
Cách đây mấy ngày, tôi phải gửi hàng vào TP. Hồ Chí Minh cho em gái. Tình hình dịch bệnh trong đó phức tạp, nhu cầu người dân thì nhiều mà lực lượng chức năng chưa thể đáp ứng hết. Vì vậy, nhiều gia đình gửi thực phẩm tiếp tế cho người thân ở đây. Ngặt nỗi, phần lớn xe tải chở hàng “luồng xanh” vào TP. Hồ Chí Minh đều ở trung tâm TP. Pleiku. Khi tôi gọi điện thoại đến nhà xe Sáu Lý thì chị nhân viên niềm nở nói: “Nếu em ở bên kia cầu, thuộc huyện Ia Grai thì cứ chở hàng đến chốt đi rồi chị ra nhận giúp cho”. Tôi mừng lắm. Qua ngày hôm sau, thực phẩm mà tôi gửi đã đến tay em gái. Thùng hàng không chỉ gói ghém tình cảm chị em trong gia đình mà cả sự chung tay giúp sức của những người con đang sống trên mảnh đất Gia Lai.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thiệt hại nhưng cũng nhắc lại cho con người nhiều bài học, nhất là bài học về tình người, sự sẻ chia. Để từ đó, mỗi người biết trân quý hơn những khoảnh khắc hiện hữu hàng ngày xung quanh mình.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.