“Tiếp sức” để hộ nghèo vươn lên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, một số địa phương trong tỉnh Gia Lai đã chủ động hỗ trợ vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo. Đây là động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất

Bà Kpă Chiu (làng Mơ Nú, xã Ia Kênh, TP. Pleiku) cho biết: Năm 2015, sau khi tách hộ, gia đình bà thuộc diện cận nghèo. Do ít đất sản xuất, hàng ngày, vợ chồng bà phải đi làm thuê để nuôi con ăn học. Vừa rồi, được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku và UBND xã Ia Kênh hỗ trợ 1 con bò lai sinh sản, gia đình bà đã làm chuồng nuôi nhốt và thường xuyên ra đồng cắt cỏ cho bò ăn.

“Tôi còn được Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ hỗ trợ 2 con heo sinh sản. Gia đình đang cố gắng chăm sóc đàn vật nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo trong thời gian tới”-bà Chiu bộc bạch.

Còn chị Rơ Châm Tiêu (làng Ngo Le, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) cho hay: Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào gần 500 cây cà phê. Đầu năm 2023, gia đình chị được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón và 1 máy phát cỏ phục vụ sản xuất. “Với giá cà phê như hiện nay, tôi dự kiến vụ tới thu được hơn 40 triệu đồng. Đây là động lực để gia đình sớm vươn lên thoát nghèo”-chị Tiêu nói.

Chị Rơ Châm Tiêu (làng Ngo Le, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: N.D

Chị Rơ Châm Tiêu (làng Ngo Le, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) bên vườn cà phê của gia đình. Ảnh: N.D

Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo theo đúng quy định. Trong đó, tập trung rà soát và thực hiện theo nhu cầu đề xuất của hộ nghèo, cận nghèo thụ hưởng. Theo đó, trong 2 năm (2022-2023), một số địa phương như TP. Pleiku, huyện Đức Cơ, Ia Grai, Mang Yang… đã hỗ trợ giống bắp, bò, heo sinh sản, phân bón, máy phát cỏ, vật tư nông nghiệp theo nguyện vọng của hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, các hộ có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2021-2023, nguồn vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 toàn tỉnh được phân bổ 30,812 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương 26,825 tỷ đồng, ngân sách địa phương 3,987 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã được phân bổ đầy đủ, kịp thời cho các địa phương để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo.

Từ nguồn vốn được phân bổ năm 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku đã phối hợp với các xã, phường rà soát và hỗ trợ 17 con bò lai sinh sản cho 17 hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ 12 con heo cho 4 hộ… Ngoài ra, Trung tâm còn phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn các hộ quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi phát triển ổn định. Trong năm 2023, đơn vị đã hỗ trợ 31 con bò lai sinh sản cho 31 hộ; hỗ trợ 1.600 con gà thịt và 3.200 kg thức ăn chăn nuôi cho 16 hộ; hỗ trợ 900 kg thức ăn cho bò lai sinh sản cho 5 hộ.

Bà Phan Thị Hồng My-công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Kênh-thông tin: Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku phối hợp với UBND xã hỗ trợ bò sinh sản và gà thịt, heo thịt cho 16 hộ nghèo, cận nghèo. Theo đó, có 5 hộ nhận nuôi bò sinh sản, 6 nhận hộ nuôi heo và 5 hộ nuôi gà thịt. Đến nay, các hộ tự làm chuồng trại chăn nuôi đảm bảo theo hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăm sóc. Đây là nguồn lực quan trọng giúp hộ nghèo, cận nghèo của xã phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hộ nghèo làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku) được hỗ trợ nuôi gà thịt. Ảnh: N.D

Hộ nghèo làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku) được hỗ trợ nuôi gà thịt. Ảnh: N.D

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Tiểu Dự án 1-Dự án 3 gặp không ít khó khăn do tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo còn cao, đời sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Bên cạnh đó, số lượng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp và vật nuôi hỗ trợ còn ít so với nhu cầu thực tế của người dân.

Trao đổi với P.V, ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Thời gian qua, đơn vị thường xuyên đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 để đảm bảo kế hoạch, đặc biệt là sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 62/2023/NQ-HĐND ngày 20-10-2023 quy định định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện 1 dự án, kế hoạch, phương án nhiệm vụ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.

“Hiện nay, Chi cục tiếp tục đôn đốc các địa phương sớm triển khai hỗ trợ cây trồng, vật nuôi để kịp thời vụ. Bên cạnh đó, phát hiện, báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc để các cấp, ngành tập trung tháo gỡ, đảm bảo hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sớm vươn lên thoát nghèo bền vững”-Chi cục trưởng Chi cục PTNT thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại huyện Phú Thiện

(GLO)- Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024), sáng 16-11, đồng chí Dương Mah Tiệp- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đến dự và chung vui với người dân Tổ Dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.