Điều chỉnh vốn đầu tư dự án 6 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, tổng vốn đầu tư cho dự án này vẫn giữ nguyên là 58,457 tỷ đồng, song vốn phân bổ cho một số huyện, thị xã có sự thay đổi. Cụ thể, có 5 địa phương tăng vốn và 11 địa phương giảm vốn. Các huyện tăng vốn gồm: Ia Grai tăng 530 triệu đồng (từ 2,326 tỷ đồng tăng lên 2,856 tỷ đồng); Phú Thiện tăng 6,065 tỷ đồng (từ 5,504 tỷ đồng tăng lên 11,569 tỷ đồng); Kbang tăng 6,732 tỷ đồng (từ 3,786 tỷ đồng tăng lên 10,518 tỷ đồng); Chư Păh tăng 7,734 tỷ đồng (từ 2,783 tỷ đồng tăng lên 10,517 tỷ đồng); TP. Pleiku tăng 513 triệu đồng (từ 1,44 tỷ đồng tăng lên 1,953 tỷ đồng).

Các địa phương bị giảm vốn gồm: Ia Pa giảm 5,311 tỷ đồng (từ 7,115 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Krông Chro (từ 3,398 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Krông Pa giảm 3,083 tỷ đồng (từ 5,187 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Chư Prông giảm 521 triệu đồng (từ 2,325 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Chư Sê giảm 4,426 tỷ đồng (từ 6,230 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Chư Pưh giảm 512 tỷ đồng (từ 2,316 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Đak Đoa giảm 1,058 tỷ đồng (từ 2,862 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Đức Cơ giảm 907 tỷ đồng (từ 3,011 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Đak Pơ giảm 3,112 tỷ đồng (từ 5,216 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Mang Yang giảm 263 triệu đồng (từ 2,067 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng) và thị xã Ayun Pa giảm 1,087 tỷ đồng (từ 2,891 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng).

Gần 59 tỷ đồng để triển khai dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Hà Duy
Gần 59 tỷ đồng để triển khai dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Hà Duy

Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là “Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trình HĐND cùng cấp hoặc phân cấp cho HĐND cấp xã lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn, hàng năm; Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình triển khai kế hoạch.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.