"Tiếp sức" cho phụ nữ vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp triển khai đã giúp nhiều phụ nữ vùng biên giới đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Đây là nội dung quan trọng được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh khóa XIV (nhiệm kỳ 2021-2026) và được các cấp Hội tích cực triển khai ngay từ đầu nhiệm kỳ. 
“Tiếp sức” phụ nữ nghèo 
Căn nhà tôn tạm bợ, nền đất của mẹ con chị Rơ Mah H’Nhíp (làng Beng, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) hực lên dưới cái nắng mùa khô. Gia đình cũng không có nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi. Được Hội LHPN TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) hỗ trợ 5 triệu đồng, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Chía giúp ngày công, đầu tháng 5 này, gia đình chị đã có nhà vệ sinh tiện lợi.
Hoàn cảnh gia đình chị Puih Phim (cùng làng) cũng không khá hơn khi 3 chị em mồ côi cha mẹ. Chị Phim dù mới lấy chồng vẫn phải vừa làm cha, làm mẹ nuôi các em. Căn nhà tôn mấy chị em tá túc làm chưa được 1 năm từ nguồn vay ưu đãi dành cho người nghèo. Hoàn cảnh khó khăn nên chị Phim cũng được hỗ trợ 5 triệu đồng cùng ngày công để làm nhà vệ sinh, kéo nước sạch về dùng. Chị cảm động chia sẻ: “Có nhà mới nhưng bất tiện là chưa có công trình vệ sinh. Được hỗ trợ làm nhà vệ sinh không chỉ thuận tiện trong sinh hoạt mà còn an toàn cho mình và các con vì chúng còn nhỏ”.
Hội LHPN TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) khảo sát thực tế các hội viên khó khăn được hỗ trợ làm nhà vệ sinh. Ảnh: Minh Châu
Hội LHPN TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) khảo sát thực tế các hội viên khó khăn được hỗ trợ làm nhà vệ sinh. Ảnh: Minh Châu
Ngoài hỗ trợ làm 3 nhà vệ sinh, Hội LHPN TP. Thủ Đức còn trao 9 cặp heo giống làm phương tiện sinh kế cho các gia đình hội viên khó khăn. Đây là sự trợ giúp thực tế có ý nghĩa tiếp sức phụ nữ nghèo vùng biên giới. Cùng nhận được sự hỗ trợ quý báu có gia đình chị Rơ Mah Blam (làng Lang, xã Ia Chía). Chồng đột ngột qua đời cách đây 4 năm để lại mình chị gồng gánh nuôi 6 đứa con. Nhà chỉ có 1 sào ruộng, chị Blam phải đi làm thuê để nuôi đàn con đang tuổi ăn học. Căn nhà “Đại đoàn kết” do Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh xây tặng năm 2009 cũng chưa giúp chị thoát khỏi cảnh nghèo. Và chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN TP. Thủ Đức tặng chị cặp heo giống, bao thức ăn gia súc 50 kg, hội viên phụ nữ trong xã giúp làm chuồng trại, hướng dẫn cách phòng bệnh cho heo là nỗ lực tiếp theo trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Tiếp tục đồng hành
Chị Puih H’Bi-Chủ tịch Hội LHPN xã Ia Chía-cho biết: “Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” được triển khai từ năm 2018 đến nay không chỉ giúp nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo mà còn làm thay đổi suy nghĩ, tư duy của chị em về công tác xã hội. Một số chị sau khi được tặng bò làm phương tiện sinh kế, tặng nhà mái ấm đã vươn lên thoát nghèo, sau đó tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ hội viên khó khăn khác. Thoát nghèo giúp các chị nhận thức tốt hơn về các vấn đề xã hội, dân trí được nâng lên rõ rệt. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ Hội LHPN tỉnh và các tổ chức để giúp chị em thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia các phong trào của Hội”.
Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương được triển khai liên tục ở huyện biên giới Ia Grai từ 2018 đến nay. Ảnh: Minh Châu
Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương được triển khai liên tục ở huyện biên giới Ia Grai từ 2018 đến nay. Ảnh: Minh Châu
Hưởng ứng chương trình nhắn tin ủng hộ, chung tay xây dựng ít nhất 130 mô hình sinh kế với tổng giá trị 13 tỷ đồng cho phụ nữ vùng biên giới của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh đã phát động chương trình tới cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 3.700 tin nhắn gửi đi với tổng trị giá 74 triệu đồng ủng hộ chương trình.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” vẫn đang tiếp tục triển khai ở các xã biên giới. Ông Trần Hồng Hà-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai-đánh giá: “Chương trình đã giúp phụ nữ các xã biên giới trên địa bàn huyện, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Đây là chương trình mang ý nghĩa nhân văn bởi giúp phụ nữ nơi biên giới thoát nghèo, huy động nguồn lực chung tay cùng chính quyền địa phương, nhất là lực lượng Biên phòng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên phòng vững mạnh”.
Khảo sát thực tế các gia đình hội viên phụ nữ khó khăn, bà Nguyễn Hạnh Thảo-Chủ tịch Hội LHPN TP. Thủ Đức-cho hay: “Đây là lần đầu tiên phụ nữ Thủ Đức tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Gia Lai với mục tiêu giúp chị em nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển bình đẳng giữa vùng thuận lợi và khó khăn. Trước đó, chúng tôi đã có mối liên hệ chặt chẽ với Hội LHPN tỉnh Gia Lai để tìm hiểu, hỗ trợ đúng với nhu cầu, nguyện vọng thực tế của hội viên. Đi vào thực tế, chúng tôi thấy đời sống của chị em nơi đây còn lắm khó khăn, thiếu thốn. Do đó, sau chuyến đi này, chúng tôi cố gắng kêu gọi huy động thêm nguồn lực để tiếp tục các hoạt động đồng hành. Phụ nữ Thủ Đức mong có nhiều cơ hội để thể hiện trách nhiệm xã hội, chia sẻ bớt phần nào khó khăn với hội viên phụ nữ vùng biên giới, hải đảo”.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

Pleiku: Túi mù gây sốt thị trường quà tặng Valentine

(GLO)- Ngày lễ tình nhân đã đến, vì thế thị trường quà tặng Valentine ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở nên sôi động. Từ những món quà truyền thống như hoa tươi, chocolate cho đến các sản phẩm theo trào lưu mới như “túi mù” được nhiều người yêu thích.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.