Tích cực tuyên truyền để người dân tham gia giao thông an toàn trong kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Gia Lai vừa ban hành Công văn về việc tuyên truyền các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30-4, 1-5 và cao điểm du lịch hè 2023.

Theo đó, Sở TT-TT đề nghị các cơ quan báo chí địa phương, Phòng Văn hóa và Thông tin (VH-TT), Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao cấp huyện đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền rộng rãi nội dung Công điện số 281/CĐ- TTg ngày 20-4-2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30-4, 1-5 và cao điểm du lịch hè 2023; Công văn số 992/UBND-NC ngày 28-4-2023 của UBND tỉnh Gia Lai về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30-4, 1-5 và cao điểm du lịch hè 2023.

Các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền để người dân chấp hành tốt quy định trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: Phương Vi

Các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền để người dân chấp hành tốt quy định trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: Phương Vi

Các đơn vị cần tích cực tuyên truyền để người dân trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các quy định về trật tự, an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, các biện pháp hạn chế tai nạn xe mô tô, xe gắn máy, tai nạn xe khách, tai nạn đường đèo dốc; không lái xe vượt quá tốc độ; không phóng nhanh, vượt ẩu, chuyển hướng bất ngờ, chú ý quan sát an toàn khi từ đường nhánh ra đường chính; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.

Thông tin việc xử lý của lực lượng chức năng về các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, vi phạm về nồng độ cồn, sử dụng chất ma túy, đi không đúng làn đường, phần đường, chở quá tải trọng, chở quá số người cho phép, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, đua xe trái phép gây rối trật tự công cộng... tại địa phương.

Cơ quan báo chí địa phương nghiên cứu tăng cường các bài viết có nội dung phong phú và hấp dẫn để tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông trong dịp cao điểm nghỉ lễ và du lịch hè 2023; bố trí lịch phát sóng phù hợp với thời gian sinh hoạt, lao động của Nhân dân. Tuyên truyền, cảnh báo các hành vi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; hướng dẫn công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân lựa chọn thời điểm, phương tiện, tuyến đường tham gia giao thông để giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khi đi lại cự ly dài liên huyện, liên tỉnh; thực hiện nghiêm quy định về phòng-chống dịch Covid-19. Tuyên truyền biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Phòng VH-TT cấp huyện tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương, đồng thời chỉ đạo hướng dẫn tuyên truyền bằng xe lưu động và trên hệ thống Đài Truyền thanh xã;

Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao cấp huyện ngoài việc thu, phát sóng đầy đủ các chương trình, chuyên mục tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông của hai đài quốc gia và Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai, cần chú trọng tuyên truyền về sự chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân ở địa phương; tăng cường tổ chức tuyên truyền bằng tiếng Jrai, Bahnar về trật tự, an toàn giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn để thông tin đến mọi người dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).