Thủy lợi, thủy điện trên dòng sông Ba xả lũ chặt chẽ, đúng quy trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 1941/UBND-NL ngày 29-11-2021, các sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, chủ hồ, đập thủy lợi, thủy điện đã triển khai thực hiện nghiêm túc công tác ứng phó với mưa, lũ. Việc lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng, Gia Lai không thông báo xả lũ làm tỉnh này bị động là không chính xác.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Gia Lai, từ ngày 27 đến 30-11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn và có nơi mưa rất lớn, nhất là tại các huyện, thị xã phía Đông và Đông Nam tỉnh. Đặc biệt, tại huyện Krông Pa có nơi lượng mưa đo được 150-360 mm. Do lượng mưa lớn nên trên các sông, suối lưu vực sông Ba xuất hiện 3 đợt lũ phổ biến có biên độ 1,4-2,5 m, cá biệt xuất hiện 1 trận lũ lớn ngày 28 đến 30-11 có biên độ 5,1-7 m. Thời điểm cao nhất ngày 30-11 tại Trạm thủy văn An Khê là 406,5 m, vượt mức báo động III là 0,06 m và tại Ayun Pa là 156,9 m3, vượt mức báo động III là 0,90 m. Đến 13 giờ ngày 2-12, tại trạm thủy văn An Khê là 402,9 m, thấp hơn mức báo động I là 1,52 m (giảm 3,526 m); tại Trạm thủy văn Ayun Pa là 152,43 m, thấp hơn mức báo động I là 0,57 m (giảm 4,47 m).
 

Mưa lớn gây gập nhiều nôi trên địa bàn huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam
Mưa lớn gây ngập nhiều nơi tại huyện Krông Pa. Ảnh: Lê Nam


Đặc biệt, thời gian qua, công tác triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn tỉnh, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công và các hồ chứa đã đầy nước; công tác vận hành các hồ chứa công trình, vận hành xả lũ và hạ du được thực hiện đảm bảo. Theo đó, hồ chứa Ayun Hạ từ 7 giờ ngày 27-11 vận hành điều tiết xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 6 m3/s; 13 giờ ngày 28-11 tăng lên lưu lượng 9 m3/s; 7 giờ ngày 29-11 tăng lưu lượng 31 m3/s; 19 giờ 29-11 vận hành điều tiết xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 80 m3/s, 1 giờ ngày 1-12 giảm xuống 36 m3/s. Hồ chứa Ia Mlah từ 7 giờ ngày 27-11 xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 10 m3/s; 13 giờ 27-11 tăng lên lưu lượng 20 m3/s; 19 giờ ngày 29-11 tăng lên lưu lượng 53 m3/s; 1 giờ ngày 30-11 tăng lên lưu lượng 80 m3/s; 16 giờ ngày 30-11 tăng lên lưu lượng 130 m3/s; 22 giờ ngày 30-11giảm xuống 100 m3/s; 7 giờ ngày 1-12 giảm xuống 25 m3/s; từ 13 giờ ngày 2-12 đến nay xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 10 m3/s.

Hồ thủy điện An Khê từ 9 giờ 30 phút ngày 27-11 đến 9 giờ 30 phút ngày 28-11 xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 30m3/s; đến 9 giờ 30 phút ngày 28-11 tăng lên lưu lượng 120 m3/s; 5 giờ 30 phút ngày 29-11 tăng lên lưu lượng 250 m3/s; 10 giờ 30 phút ngày 29-11 tăng lên lưu lượng 370 m3/s; 10 giờ 30 phút ngày 30-11 giảm xuống lưu lượng 320 m3/s; 22 giờ 30 phút ngày 30-11 giảm xuống lưu lượng 270 m3/s; 11 giờ 30 phút ngày 2-12 giảm xuống lưu lượng 150 m3/s; 15 giờ ngày 2-12 giảm xuống lưu lượng 70 m3/s; từ 18 giờ ngày 2-12 đến nay xả nước qua cửa xả tràn với lưu lượng 30 m3/s.

Hồ thủy điện Ka Nak lúc 13 giờ ngày 29-11 xả nước lần đầu qua cửa xả tràn với lưu lượng 100 m3/s; 13 giờ 30 phút ngày 29-11 tăng lên lưu lượng 350 m3/s; 18 giờ 30 phút ngày 30-11 giảm xuống lưu lượng 250 m3/s; 7 giờ 30 phút ngày 2-12 giảm xuống 150 m3/s; 11 giờ 30 phút ngày 2-12 giảm xuống 70 m3/s; 15 giờ ngày 2-12 giảm xuống 30 m3/s. Từ 18 giờ 2-12 kết thúc vận hành xả nước điều tiết 0 m3/s.

Trao đổi với P.V, ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh-cho biết: Vừa qua, trên một số trang thông tin truyền thông phản ánh do một số công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh xả lũ với lưu lượng lớn và không thông báo với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phú Yên là chưa đúng. Theo ông Nghĩa, từ ngày 27 đến 30-11, các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh vận hành điều tiết xả lũ có lưu lượng lớn nhất là thủy điện An Khê cũng chỉ đạt 370 m3/s vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 29-11.

Hiện tỉnh Gia Lai chỉ quản lý điều tiết lũ được 4 công trình thủy lợi, thủy điện gồm: hồ thủy điện An Khê, Ka Nak và hồ thủy lợi Ia Mlah, Ayun Hạ. Hơn nữa, trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba (ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-TTg ngày 18-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ không có quy định Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Gia Lai khi quyết định vận hành xả lũ các hồ Ayun Hạ, An Khê, Ka Nak, Ia Mlah phải thông báo cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phú Yên. Việc thông báo lệnh xả lũ cho các địa phương ở hạ du và các thủy điện nằm ở bậc dưới là nhiệm vụ của các chủ hồ thực hiện lệnh xả lũ.

Tại Gia Lai, thủy điện liền kề bậc trên của thủy điện Sông Ba Hạ là thủy điện Đak Srông 3B, thủy điện này không nằm trong quy trình vận hành xả lũ của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, mà chỉ xả dòng chảy tối thiểu để duy trì môi sung sau đập (khoản 2, Điều 8; khoản 5, Điều 13; Điều 22 của Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba). Do vậy, trước 4 giờ nước lũ qua tràn hoặc lưu lượng tăng thêm, chủ đập phải thực hiện thông báo nước lũ qua tràn hoặc lưu lượng tăng thêm (thủy điện Đak Srông 3B sử dụng tràn tự do), chủ đập thủy điện Đak Srông 3B có trách nhiệm gửi thông báo lũ qua tràn hoặc lưu lượng tăng thêm cho các cơ quan PCTT của tỉnh như: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Gia Lai, Sở Công thương...; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Krông Pa, các xã ở hạ du của thủy điện Đak Srông 3B như: Chư Gu, Chư Răng, Chư Ngọc, Uar... và các thủy điện liền kề bậc dưới là thủy điện Sông Ba Hạ.

Khi nhận được thông báo lũ qua tràn hoặc lưu lượng tăng thêm của chủ đập thủy điện Đak Srông 3B, thì chủ đập thủy điện sông Ba Hạ phải đề xuất lệnh vận hành xả lũ lên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phú Yên, khi nhận lệnh xả lũ từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Phú Yên thì chủ đập thủy điện Sông Ba Hạ phải thông báo thời gian, lưu lượng xả lũ cho các cơ quan PCTT của tỉnh Phú Yên như: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Công thương...; các địa phương ở hạ du của Phú Yên như: Sơn Hòa, Đồng Xuân, TP. Tuy Hòa... để các địa phương này chủ động các biện pháp ứng phó như: hỗ trợ di dời tài sản, con người đến nơi cao ráo, cử lực lượng ứng trực các điểm xung yếu, canh gác các ngầm tràn không cho người dân qua lại... Như vậy, việc lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho rằng Gia Lai không thông báo làm tỉnh này bị động là không chính xác.

 Thủy điện Ia Mlah, huyện Krông Pa xã lũ. Ảnh: Lê Nam Thủy điện Ia Mlah, huyện Krông Pa xả lũ. Ảnh: Lê Nam
Công trình thủy lợi Ia Mlah (huyện Krông Pa) xả lũ. Ảnh: Lê Nam


Bên cạnh đó, trong những ngày qua, cả 4 hồ thủy lợi, thủy điện xã lũ chưa đến 450 m3/s. Còn lại, các công trình thủy điện Đak Srông 3A, Đak Srông 3B là hồ thiết kế theo kiểu đập tràn không có quy chế vận hành điều tiết lũ. Do không có tài khoản để quan trắc nên các lưu lượng nước về qua các đập Đak Srông 3A, Đak Srông 3B kể cả Gia Lai cũng như Phú Yên không thể biết sớm và chính xác được, nên sẽ bị động cho phía hạ du như điểm cuối là hồ thủy điện Sông Ba Hạ. Theo quy trình vận hành hồ chứa, các chủ hồ thủy lợi, thủy điện thực hiện vận hành xả lũ đều có thông báo với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Gia Lai, tỉnh Phú Yên, các sở, ngành liên quan và các địa phương phía hạ du để chủ động triển khai các biện pháp phòng-chống lụt bão, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

"Thời gian đến, chúng tôi cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương cấp tài khoản để tỉnh có thể vào xem thông tin vận hành các hồ thủy điện nhằm phục vụ cho công tác điều hành PCTT. Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT triển khai số hóa việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa đến Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng thời, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận hành điều tiết xả lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. Cùng với đó, sớm đầu tư xây dựng các hồ chứa như Ia Thul và một số hồ chứa khác trên lưu vực sông Ba để nâng cao khả năng tích nước, cắt lũ vào mùa mưa và phục vụ sản xuất sinh hoạt vào mùa khô"-ông Nghĩa đề xuất.

 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.