Thủ tục miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những người bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Năm 2012, Thủ tướng ban hành quyết định số 20 về việc sửa, bổ sung một số điều của quyết định số 174 năm 2008 "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư".
Quy trình hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Đối tượng bị hủy bỏ công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; bị tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm: người đã được công nhận đạt chuẩn, được phong hoặc được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận; người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp hoặc đã bị thu hồi hay tước bằng tiến sĩ thuộc chuyên môn của chức danh giáo sư, phó giáo sư; người đã bị kỷ luật buộc thôi việc; và những người bị tòa án phạt tù giam hoặc án treo kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh minh họa
Những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh minh họa
Khi có thông tin, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước phải xác minh những trường hợp trên; sau đó thẩm định và quyết nghị bằng lấy phiếu kín từng trường hợp. Nghị quyết có giá trị thực hiện nếu có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tán thành.
Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh, tước bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư; thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo, cho các cơ sở giáo dục đại học và cho người bị hủy bỏ công nhận.
Thủ tục miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Đối tượng miễn nhiệm là người đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo điều 5 quy định 174; người bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; người được phong, công nhận hoặc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng bị tước bỏ công nhận chức danh này.
Về trình tự miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đầu tiên trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn trực thuộc trường đại học căn cứ ý kiến của bộ môn đề nghị thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học về miễn nhiệm đối với từng giáo sư hoặc phó giáo sư đã được bổ nhiệm chức danh nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo điều 5.
Sau đó, hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học xem xét đề nghị của trưởng khoa đối với từng trường hợp để đề nghị miễn nhiệm và có ý kiến bằng văn bản gửi thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
Cuối cùng, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ ý kiến của hội đồng khoa học, ra quyết định miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động với người đã có quyết định miễn nhiệm, báo cáo thủ trưởng cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Dương Tâm (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.