Thứ trưởng Bộ Công an: Không cho phép chuyển nhượng biển số xe đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi biển số sẽ gắn với chiếc xe chủ phương tiện sở hữu và biển đẹp sau đấu giá không được phép chuyển nhượng.

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, biển số xe sẽ được đấu giá trực tuyến nhưng biển số đẹp sau đấu giá sẽ không được phép chuyển nhượng.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, biển số xe sẽ được đấu giá trực tuyến nhưng biển số đẹp sau đấu giá sẽ không được phép chuyển nhượng.



Ngày 28-2, trung tướng Nguyễn Văn Sơn - Thứ trưởng Bộ Công an đã thông tin với báo chí về “Đề án cấp biển số xe ôtô thông qua đấu giá”.

Theo đó, biển số xe có thể được phân loại thành nhóm "biển rất đẹp, đẹp và tự chọn". Mỗi biển số gắn với một xe, không được phép chuyển nhượng, vì chuyển nhượng sẽ tạo ra thị trường kinh doanh biển số xe, điều không được phép theo quy định pháp luật.

"Nếu không muốn số đẹp hoặc số tự chọn thì người dân có quyền bấm số ngẫu nhiên để chọn biển số xe", ông Sơn nói.

Trường hợp người dân muốn mua biển số xe theo ngày sinh hoặc năm sinh, ông Sơn cho hay, những số này được hiểu không phải biển đẹp mà là "tự chọn" nên người dân có quyền đăng ký. Nếu chỉ một người có nhu cầu thì cơ quan quản lý xem xét cấp biển đó cho người dân, với mức phí cao hơn so với quy định; khi có từ hai người trở lên đăng ký thì tổ chức đấu giá. Cơ quan quản lý sẽ công khai biển số này vào danh sách đấu giá.

"Hình thức triển khai là đấu giá trực tuyến để mọi người dân ở bất kỳ đâu cũng có thể tham gia. Kho số đem đấu giá được niêm yết công khai tại nơi đăng ký xe và trên trang đấu giá trực tuyến", lãnh đạo Bộ Công an nói.

Một hội đồng thẩm định đấu giá sẽ được thành lập với sự tham gia của đại diện các bộ ngành liên quan, nhằm thống nhất mức giá và phương thức đấu giá cụ thể. Thời gian đấu giá biển số xe cũng sẽ được quy định rõ ràng, đảm bảo công khai.

Do mỗi biển số gắn với một phương tiện, nên theo thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn, khi chủ xe bán xe cho người cùng tỉnh, thành thì việc bán xe đi liền với biển số; trường hợp chuyển tỉnh, thành thì phải chịu thu hồi biển số đó.

Theo lộ trình dự kiến, nếu được thông qua, đề án cấp biển số ôtô thông qua đấu giá sẽ được triển khai tại 5 địa phương là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; sau đó triển khai tiếp ở một số địa phương có nhu cầu.

Hiện dự thảo đề án được trình lãnh đạo Chính phủ xem xét.

Đại tá Lê Xuân Đức-Cục phó Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, cho biết đơn vị này tạm chia thành 5 nhóm biển số để đưa ra đấu giá. Nhóm thứ nhất là các biển số gồm 5 chữ số giống nhau; nhóm thứ hai 4 chữ số cuối giống nhau; nhóm thứ ba 3 chữ số giống nhau; nhóm thứ tư là số sau lớn hơn số trước và nhóm thứ năm gồm các số bất kỳ do người dân có nhu cầu tự chọn khác với 4 nhóm trên.


Nguyễn Hoài/Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.