Thông tin về 11 trẻ em mái ấm Chúc Từ được đưa về Bảo Lâm để tránh kiểm tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
11 cháu bé ở mái ấm Chúc Từ (TP HCM) được đưa về ngôi chùa ở huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) để tránh kiểm tra đã được đưa trở về quận Bình Thạnh an toàn.

Ngày 22-9, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết liên quan đến thông tin 11 trẻ em được chuyển từ mái ấm Chúc Từ (quận Bình Thạnh, TP HCM) đến một ngôi chùa ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) để tránh bị kiểm tra, cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm đã kiểm tra và phản hồi cho UBND quận Bình Thạnh.

Trẻ em được nuôi tại mái ấm Chúc Từ. Ảnh: Lê Vĩnh

Trẻ em được nuôi tại mái ấm Chúc Từ. Ảnh: Lê Vĩnh

Cụ thể, sau khi nhận được thông tin 11 trẻ em được đưa vào một ngôi chùa trên địa bàn, UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo vệ các bé.

Đến ngày 15-9, chính quyền địa phương đã lo liệu phương tiện vận chuyển, chăm sóc và các thủ tục cần thiết đã đưa các em cùng bảo mẫu quay trở về quận Bình Thạnh an toàn.

Mái ấm Chúc Từ có giấy phép hoạt động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bình Thạnh cấp, người đại diện là bà Lê Thị Thu Hoa. Cơ sở được tiếp nhận không quá 22 trẻ. Tuy nhiên nơi này nhận chăm sóc đến 87 trẻ em, từ sơ sinh đến 7 tuổi.

Đầu tháng 9 vừa qua, nghe thông tin vụ việc bạo hành trẻ em ở mái ấm Hoa Hồng (quận 12), cơ sở này lập tức đưa 65 trẻ đi các địa điểm khác để tránh bị cơ quan chức năng kiểm tra.

Kiểm tra đột xuất vào sáng 5-9, tại mái ấm Chúc Từ chỉ còn 22 trẻ; 65 trẻ tiếp tục được di dời đến tỉnh thành khác. Làm việc với bà Lê Thị Thu Hoa, người này thừa nhận đã đưa 24 trẻ về một ngôi chùa ở huyện Củ Chi; 15 trẻ đưa về một ngôi chùa ở tỉnh Bến Tre; 15 trẻ đưa về ngôi chùa ở tỉnh Long An; 11 trẻ đưa về ngôi chùa ở huyện Bảo Lâm như nêu trên.

Trong 11 trẻ đưa về huyện Bảo Lâm có 6 nam và 5 nữ; 11/11 trẻ có thông tin cha mẹ cho nhận trẻ; 8/11 trẻ có giấy chứng sinh và giấy cho nhận con, 3 trẻ còn lại chỉ có giấy cho nhận con. Do vậy, UBND quận Bình Thạnh đã đề nghị UBND huyện Bảo Lâm xác minh làm rõ và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ khẩn cấp đối với 11 trẻ em này cũng như thông tin phản hồi cho UBND quận Bình Thạnh.

Không minh bạch về sử dụng tiền, hiện vật từ thiện?

Thông tin từ UBND quận Bình Thạnh cho biết qua kiểm tra thì mái ấm Chúc Từ chưa bảo đảm quy định theo Nghị định số 103//2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH.

Cơ sở này không cung cấp được hồ sơ liên quan đến việc tiếp nhận và quản lý, sử dụng tiền, hiện vật từ thiện, viện trợ; không có báo cáo định kỳ hoạt động và tài chính của cơ sở cho cơ quan quản lý; không có hồ sơ giám sát nội bộ phòng, chống xâm hại, bạo lực đến với trẻ.

Nhân sự của cơ sở này không bảo đảm theo phương án thành lập. Về nhân sự hiện tại, cơ sở có 4 bảo mẫu và 6 nhân viên nấu ăn nhưng chưa cung cấp được hợp đồng lao động, giấy khám sức khoẻ…

Tại mái ấm này không có bếp ăn riêng biệt mà dùng bếp từ thiện để cung cấp suất ăn cho trẻ. Chưa có sự tách biệt chỗ ngủ của trẻ nam và nữ. Khu vực tắm còn rải rác không tập trung và xuống cấp, có nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.

Cơ quan chức năng quận Bình Thạnh đã ban hành quyết định đình chỉ 3 tháng đối với mái ấm Chúc Từ kể từ ngày 7-9. Riêng 22 trẻ được nuôi dưỡng tại cơ sở này được chuyển đến Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (TP Thủ Đức) để chăm sóc và nuôi dưỡng.

Theo Nhất Đăng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

Bộ sưu tập tiền tỷ của bác tài xe khách

(GLO)- Anh Trần Duy Quang (SN 1980, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là tài xế nhà xe Cô Hai tuyến Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Sau những khoảng thời gian ngồi ôm vô lăng lái xe khách đường dài, anh lại đắm chìm với niềm đam mê sưu tập đồ cũ.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.