Vụ Mái ấm Hoa Hồng: Bước đầu ghi nhận 10 trường hợp 'trẻ em sinh trẻ em'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 8.9, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, bước đầu ghi nhận trong số 15 trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng được đưa về Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp thì có 10 em có mẹ là học sinh.

Sau khi Báo Thanh Niên đăng loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9), Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã cử tổ công tác phối hợp Phòng LĐ-TB-XH Q.12 để đến Mái ấm Hoa Hồng trực tiếp kiểm tra vụ việc. Tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận Mái ấm Hoa Hồng có 15 nhân viên phục vụ và có 86 trẻ (vượt quá 47 em so với giấy phép đăng ký là 39 trẻ). Trong đó, có 85 trẻ thuộc diện trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, 1 trẻ còn lại là con của nhân viên trong mái ấm này. Trong số 85 em, có 15 trẻ dưới 12 tháng tuổi; 36 trẻ từ đủ 12 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi; 30 trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 72 tháng tuổi; 3 trẻ từ đủ 6 tuổi đến 12 tuổi; 1 trẻ đang điều trị tại bệnh viện.

Các cơ quan chức năng đã cách ly khẩn cấp các trẻ ngay trong ngày 4.9 và chuyển về 3 cơ sở xã hội trực thuộc Sở LĐ-TB-XH để chăm sóc, nuôi dưỡng là Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Làng Thiếu niên Thủ Đức và Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp.

Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp đã tiếp nhận 15 trẻ (7 nam và 8 nữ) dưới 12 tháng tuổi từ Mái ấm Hoa Hồng và đưa về Khoa Sơ sinh của đơn vị để chăm sóc. Lúc mới tiếp nhận, trung tâm đã đánh số thứ tự cho các bé từ 1 đến 15 do tình huống khẩn cấp và chưa được cung cấp hồ sơ, giấy tờ, ngoại trừ hình ảnh chụp các bé kèm biên bản bàn giao.

Tuy nhiên, đáng lưu ý, bước đầu ghi nhận về hoàn cảnh của các em, biết được có 10/15 trẻ có mẹ là học sinh. Còn lại các bé sơ sinh có hoàn cảnh không có cha, mẹ hay mẹ đi làm ăn xa, mẹ đã qua đời...

Đối với các trẻ được chuyển về Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Làng Thiếu niên Thủ Đức, theo báo cáo của UBND P.Trung Mỹ Tây, danh sách trẻ (chủ yếu sinh năm 2021, 2022) từ Mái ấm Hoa Hồng hiện chỉ ghi nhận rằng các em được chuyển đến cho bà Giáp Thị Sông Hương nuôi dưỡng và chưa có thông tin về người thân của các em.

Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn đang phối hợp làm rõ nguồn gốc 47 trẻ vượt quá quy mô cho phép tại Mái ấm Hoa Hồng là ở đâu ra và xem xét liệu có yếu tố trục lợi hay không. Các yếu tố khác về thân nhân, hoàn cảnh gia đình của các em cũng được đặc biệt quan tâm, xem xét nghiên cứu.

Trẻ sơ sinh ở Mái ấm Hoa Hồng đang được chăm sóc tận tình tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp

Trẻ sơ sinh ở Mái ấm Hoa Hồng đang được chăm sóc tận tình tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp

Riêng 10/15 trẻ tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp được ghi nhận có mẹ đang ở lứa tuổi học sinh là một thực trạng đau lòng.

Thực tế, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã nêu vấn đề "trẻ em sinh trẻ em" vào đầu năm nay, cụ thể là tại buổi sơ kết 1 năm triển khai thí điểm "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn TP.HCM" hồi tháng 3.2024. Đây là mô hình ra mắt vào tháng 3.2023, đặt tại Bệnh viện Hùng Vương với mong muốn thông qua công tác khám và điều trị sẽ phát hiện các dấu hiệu của bạo lực, xâm hại để cung cấp các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Vào thời điểm sơ kết này, mô hình đã hỗ trợ 51 ca là nạn nhân của bạo lực, cưỡng bức, xâm hại tình dục. Đáng nói, trong đó, có tới 48/51 ca là trẻ vị thành niên. Cụ thể hơn, có 14 ca 14 tuổi, 16 ca 15 tuổi và nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 10 tuổi.

Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, 51 ca được hỗ trợ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", bởi năm 2023, Bệnh viện Hùng Vương ghi nhận có 34.360 ca sinh thì có 423 ca là trẻ vị thành niên, 9.762 ca phá thai thì có 105 ca là nhóm trẻ ở độ tuổi tương tự. Điều này có nghĩa là mỗi ngày đều có từ 1 - 2 trẻ vị thành niên mang thai đến bệnh viện này để sinh hoặc bỏ thai. Tuy nhiên, chỉ có 51 ca (trong tổng số 528 trẻ vị thành niên sinh con, phá thai) đồng ý chia sẻ, xác nhận là nạn nhân của bạo lực, xâm hại.

Tính tới tháng 6.2024, mô hình này đã hỗ trợ 58 người bị bạo lực, xâm hại. Trong đó, nếu chia theo nhóm tuổi thì có 1 ca 10 tuổi, 2 ca 11 tuổi, 2 ca 12 tuổi, 4 ca 13 tuổi, 15 ca 14 tuổi, 20 ca 15 tuổi, 8 ca 16 tuổi, 2 ca 17 tuổi, còn lại 4 ca rơi vào độ tuổi 32, 33, 34, 38.

Các chuyên gia về công tác trẻ em rất quan ngại về thực trạng này, bởi những đứa trẻ mới 13 - 14 tuổi đã phải đối diện với việc mang thai và sinh con. Việc này đặt ra nhiều thách thức không chỉ về vấn đề sức khỏe mà còn về việc các em sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau ra sao. Chưa kể, đó chỉ là thống kê ở Bệnh viện Hùng Vương chứ chưa phải toàn bộ các bệnh viện khác tại TP.HCM.

Liên quan loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm (số ra ngày 4, 5.9) của Báo Thanh Niên, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt. Cho đến nay, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của Mái ấm Hoa Hồng. Đồng thời, Phòng Nội vụ Q.12 sẽ tham mưu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức liên quan trong công tác quản lý nhà nước để xảy ra sai phạm tại Mái ấm Hoa Hồng.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 bảo mẫu là Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (46 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (47 tuổi, quê Sóc Trăng) về tội "hành hạ người khác". Công an TP.HCM sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo Phạm Thu Ngân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.