Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công siêu pháo điện từ có tốc độ hơn 9.000km/h

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử thành công siêu pháo điện từ có sơ tốc đầu nòng của quả đạn lên đến 9.300km/h, theo đó trở thành một trong năm quốc gia trên thế giới sở hữu loại vũ khí uy lực này.
Sputnik ngày 12-11 dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, thế hệ pháo điện từ "Tübitak Sapan" của nước này đã vừa thử nghiệm thành công, với việc đầu đạn được bắn ra khỏi họng súng với sơ tốc đầu nòng đạt mức 9.300km/h.
 
Pháo điện từ Sapan của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Yeni Safak
Sản phẩm này do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ phát triển và thử nghiệm từ năm 2014 và từng vài lần xuất hiện trong các triển lãm công nghệ vũ khí. Ankara hi vọng có thể tăng sơ tốc đầu nòng của Tübitak Sapan lên 10.500 km/h, mức mà mọi đối thủ tiềm tàng đều không thể đánh chặn.
Hiện thông số kĩ thuật chi tiết của Sapan chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, các nguồn tin tiết lộ tầm bắn của loại pháo này có thể đạt mức 100km/h. Các thế hệ pháo sẽ được trang bị đầu tiên cho 8 tàu hộ vệ lớp TF-2000 đang được lên kế hoạch chế tạo của nước này.
Hiện tại có năm quốc gia đã thử nghiệm thành công pháo điện từ là Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ hiện đang phát triển đưa pháo điện từ lên phương tiện chiến đấu, còn Nga đang nỗ lực ứng dụng công nghệ từ loại vũ khí này vào nghiên cứu không gian cũng như đưa vệ tinh vào khí quyển.
Pháo điện từ không đòi hỏi thuốc súng hay chất nổ để phóng đầu đạn, mà sử dụng năng lượng của các đường ray điện từ để đẩy đầu đạn lao đi với vận tốc gấp nhiều lần đạn pháo thông thường. Loại đạn này tiêu diệt mục tiêu nhờ động năng lớn, thay vì thuốc nổ.
Đạn pháo điện từ là một khối kim loại thuần túy và không có thiết bị điện tử ở trong nên không bị các hệ thống tác chiến điện tử đánh chặn. Tuy nhiên, pháo điện từ lại đòi hỏi nguồn điện năng lớn, khiến nó không thể biên chế lên các tàu chiến thế hệ cũ.
Thiện Minh (CAND)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.