Thị trường Trung thu khởi động sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thời điểm này, nhiều điểm bán bánh Trung thu đã bắt đầu vào mùa, sức mua đang tăng dần. Năm nay, các nhà sản xuất tung ra thị trường rất nhiều chủng loại bánh từ bình dân đến cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Theo ghi nhận của P.V, năm nay, thị trường phục vụ Trung thu được khởi động khá sớm. Từ đầu tháng 7 âm lịch, nhiều thương hiệu bánh nổi tiếng như Kinh Đô, Yến sào Khánh Hòa, Richy đã đặt các quầy hàng trên một số tuyến đường chính của TP. Pleiku, thu hút đông khách hàng mua sắm. Các cửa hàng tạp hóa tổng hợp cũng nhập nhiều loại bánh Trung thu của các thương hiệu như Kido, Thanh Tâm, Đại Phát, Liên Thành… về bán. Mọi năm, mặt hàng bánh ngoại nhập từ Malaysia, Đài Loan được bày bán chung trên kệ hàng. Nhưng năm nay, gần như tất cả các cửa hàng chỉ ưu tiên bán bánh Trung thu sản xuất trong nước.

 Hãng Kinh Đô đưa bánh Trung thu ra thị trường khá sớm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh: Vũ Thảo
Hãng Kinh Đô đưa bánh Trung thu ra thị trường khá sớm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ảnh: Vũ Thảo


Hãng Kinh Đô vẫn là thương hiệu được ưa chuộng hàng đầu tại thị trường Gia Lai. Hiện hãng này có dòng sản phẩm bánh bình dân với giá dao động 55-167 ngàn đồng/cái, 280-480 ngàn đồng/hộp; bánh cao cấp có sản phẩm Trăng vàng giá từ 560 ngàn đồng đến 1,3 triệu đồng/hộp. Đặc biệt, sản phẩm Trăng vàng Black&Gold của Kinh Đô có giá bán dao động từ 610 ngàn đồng đến 4,9 triệu đồng/hộp (tùy số lượng bánh). Tương tự, bánh Trung thu của các hãng khác có giá bán đa dạng ở mức 65-110 ngàn đồng/cái và 150-650 ngàn đồng/hộp. Ngoài các sản phẩm bánh truyền thống, các hãng còn sản xuất thêm bánh Trung thu hiện đại như trứng chảy, tiramisu, oreo; các dòng sản phẩm bánh thiếu nhi; bánh cho người ăn chay, ăn kiêng… Mẫu mã cũng được các nhà sản xuất cải tiến bắt mắt hơn.

Bà Đỗ Thị Bích Hương-chủ cửa hàng Bích Hương (đường Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) cho hay: “Ngoài việc dựng riêng một quầy hàng của Kinh Đô ngay trước cửa hàng, tôi cũng lấy thêm bánh của nhiều hãng như Kido, Yến sào Khánh Hòa, Thanh Tâm để khách chọn lựa. Hàng tôi nhập từng đợt, bán hết đến đâu nhập đến đó. Năm nay, mới đầu mùa nhưng lượng bánh cũng ít do một số nhà máy đang thiếu nguyên liệu sản xuất. Giá bánh cũng tăng 5-7% so với năm trước”. Theo bà Hương, dự báo sức mua năm nay sẽ cải thiện hơn 2 năm dịch bệnh. Hiện tại, cửa hàng đang áp dụng chiết khấu cho khách hàng, mức tối thiểu là 10%. Do khởi động sớm nên tới thời điểm này, lượng hàng tiêu thụ tương đối tốt. Dự báo đến tháng 8 âm lịch, sức mua sẽ tăng mạnh.

Tuy chỉ tung ra thị trường 10 vị bánh khác nhau nhưng thương hiệu Yến sào Khánh Hòa cũng khá “hút” khách. Chị Bùi Thị Lành-Cửa hàng trưởng Cửa hàng Yến sào Khánh Hòa (127 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) cho biết: Từ năm 2013 đến nay, năm nào vào dịp Tết Trung thu, cửa hàng cũng mở quầy bán từ rất sớm để phục vụ khách hàng. Ngoài cải tiến mẫu mã bao bì, hộp quà, năm nay, Yến sào Khánh Hòa sản xuất thêm 2 loại mới vị phô mai và hương trà. Hiện giá các loại bánh đang dao động ở mức 65-110 ngàn đồng/cái, 148-657 ngàn đồng/hộp (tùy số lượng bánh); hộp quà cao cấp có giá 1,2-1,7 triệu đồng. Khách mua trên 2 triệu đồng được chiết khấu đến 15%. “Qua 3 tuần mở bán, cửa hàng đã đạt doanh số hơn 750 triệu đồng. Với sức mua như hiện tại, dự kiến cỡ ngày 10 tháng 8 âm lịch sẽ hết hàng và doanh số bán hàng đạt khoảng 1 tỷ đồng, bằng với các năm chưa xảy ra dịch Covid-19”-chị Lành cho hay.

 Thị trường bánh Trung thu đã bắt đầu sôi động khi sức tiêu thụ cũng nhiều hãng sản xuất tăng mạnh. Ảnh: Vũ Thảo
Thị trường bánh Trung thu đã bắt đầu sôi động. Ảnh: Vũ Thảo


Đang lựa mấy chiếc bánh để mua về ăn và tặng khách hàng, bà Lê Thị Thảo (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Tôi thấy thị trường bánh Trung thu năm nay đã sôi động trở lại sau 2 năm dịch bệnh. Thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau với đa dạng dòng bánh dành cho người ăn kiêng, người ăn chay và cho thiếu nhi. Giá cả tuy có nhích nhẹ nhưng vẫn phù hợp với mặt bằng giá chung”.

Ông Nguyễn Trường Giang-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh-cho biết: Nhằm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong dịp Tết Trung thu, mới đây, Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, việc sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. Giai đoạn trong và sau Tết Trung thu, các đơn vị tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn sử dụng; tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thông tin, giám sát thị trường để kịp thời triển khai các biện pháp kiểm tra đột xuất, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Trung thu.

 

 VŨ THẢO

 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.