Tháo gỡ vướng mắc để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 2 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 441/QĐ-UBND của UBND tỉnh, các địa phương vẫn còn gặp một số hạn chế, vướng mắc trong việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Còn lúng túng, vướng mắc 
Qua kiểm tra công tác triển khai hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 tại một số huyện, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) cho rằng: Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xác định đối tượng hỗ trợ nên việc triển khai còn chậm và gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Kiểm tra tại các huyện Đak Pơ, Mang Yang và Đak Đoa, ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH-nhìn nhận: Một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai hỗ trợ còn chậm là do cán bộ cơ sở chưa nắm rõ đối tượng thụ hưởng nên sợ chi sai. Hơn nữa, người lao động cư trú tại địa phương nhưng làm việc ở nơi khác dẫn đến việc thẩm định hồ sơ gặp khó khăn.
Ngoài ra, một số địa phương đã phê duyệt danh sách nhưng chưa chủ động kinh phí để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động. “Phòng LĐ-TB và XH huyện Đak Đoa đã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt danh sách hỗ trợ gồm 367 lao động (1,5 triệu đồng/người). Tuy nhiên, hiện tại mới có 320 lao động được nhận tiền hỗ trợ, 47 trường hợp chưa được nhận vì chưa có kinh phí hỗ trợ”-ông Hải thông tin.
Đoàn kiểm tra của Sở LĐ-TB và XH làm việc tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Phương Uyên
Đoàn kiểm tra của Sở LĐ-TB và XH làm việc tại huyện Đak Đoa. Ảnh: Phương Uyên
Tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ kịp thời
Theo thông tin từ Sở LĐ-TB và XH, đến ngày 4-10, tỉnh ta đã hỗ trợ theo Quyết định số 23 là trên 19 tỷ đồng cho 2.700 đơn vị, doanh nghiệp với 45.108 người lao động; ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 441 cho 6.531 lao động với trên 9,7 tỷ đồng và đã chi trả cho 5.391 lao động với số tiền hơn 8 tỷ đồng.
Chị Võ Thị Hồng Hoa (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho hay: “Tôi là chủ hộ kinh doanh karaoke. Chồng tôi là chủ tiệm cắt tóc. Mới đây, địa phương hỗ trợ tôi 3 triệu đồng. Còn chồng tôi dù đủ điều kiện được hỗ trợ theo Quyết định số 441 của UBND tỉnh nhưng chưa được nhận”. Chị Nguyễn Thị Kim Cúc và chị Lê Thị Lộc (thị trấn Đak Đoa) làm nghề phụ quán ăn. Vừa qua, 2 chị đều phải ngừng việc để phòng-chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của chính quyền địa phương. “Khi được hướng dẫn, chúng tôi đã làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Chúng tôi mong nhận được tiền hỗ trợ để phần nào giải quyết khó khăn trước mắt”-chị Lộc bày tỏ.
Trao đổi về những bất cập trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho hay: Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển để đăng ký hỗ trợ. Vì vậy, cán bộ phải đến tận nơi ở của người lao động để hướng dẫn, rà soát, tổng hợp. Công tác cập nhật danh sách mất nhiều thời gian, ảnh hưởng nhất định đến tiến độ và quá trình thực hiện. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy nhanh công tác rà soát, lập danh sách và xét duyệt để kịp thời chi hỗ trợ cho người lao động theo quy định”-ông Dũng cho hay.
Theo bà Hoàng Thị Lan Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, đến nay, địa phương đã tạm ứng ngân sách hơn 400 triệu đồng để chi hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và người lao động cho 24 đơn vị với 250 lao động; 24 hộ kinh doanh; 2 lao động và 1 đơn vị trả lương ngừng việc và lương phục hồi sản xuất; 170 lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do dịch Covid-19. “Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp một số khó khăn, vướng mắc về thẩm định hồ sơ đối tượng theo Quyết định số 441/QĐ-UBND như: lái xe, phụ xe, lao động tự do không có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện, người lao động làm việc từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương”-bà Anh cho biết.
Vừa qua, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục gia hạn thời gian hoàn thành việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 đến cuối tháng 12-2021. “Vì vậy, các địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn các đơn vị, người lao động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ. Các địa phương cần lưu ý hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động và lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc rà soát và giải quyết tránh bỏ sót đối tượng hay trục lợi chính sách”-Phó Giám đốc Sở LĐ-TB và XH nhấn mạnh.
PHƯƠNG UYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.