Thanh toán dịch vụ công bằng QR Code: Tiện lợi, hợp xu thế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thanh toán dịch vụ công bằng QR Code đang trở thành phương thức tiện lợi và phổ biến, giúp người dân dễ dàng thanh toán các khoản phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính công hoặc các hóa đơn dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước…

Đề cập việc khuyến khích, hỗ trợ người dân thanh toán dịch vụ công không dùng tiền mặt trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND phường Hội Thương (TP. Pleiku) thông tin: “Chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện một số thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và thanh toán trực tuyến.

Đồng thời, tại bộ phận một cửa của UBND phường có đặt QR Code để người dân quét mã thanh toán phí, lệ phí. Cách làm này nhằm giúp người dân tạo thói quen không dùng tiền mặt khi đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính”.

2ubnd-phuong-hoi-thuong-bo-tri-ma-qr-code-de-nguoi-dan-thuan-tien-thanh-toan-dich-vu-cong.jpg
UBND phường Hội Thương bố trí mã QR Code để người dân thuận tiện thanh toán dịch vụ công. Ảnh: S.C

Đánh giá về sự tiện lợi khi thanh toán qua QR Code, bà Nguyễn Thị Phương Lan (tổ 1, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) cho hay: “Tôi thấy việc thanh toán bằng QR Code rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho người dân khi sử dụng các dịch vụ công ích. Khi nhận được thông báo tiền điện, truyền hình cáp hoặc hóa đơn viện phí, học phí, tôi chỉ cần đăng nhập ứng dụng ngân hàng trên điện thoại, quét QR Code thanh toán là xong, không phải lo lắng nhầm lẫn vì mỗi mã QR được tạo cho 1 hóa đơn với thông tin, số tiền cụ thể”.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tố Như (tổ 4, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) chia sẻ: “Vừa qua, tôi đến UBND phường Diên Hồng làm thủ tục chứng thực bản sao một số giấy tờ và được hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc thanh toán phí chứng thực bản sao giấy tờ cũng được thực hiện trực tuyến nên tôi thấy khá thuận tiện”.

Thời gian qua, các chi nhánh ngân hàng thương mại đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn đã tích cực triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại như: thanh toán bằng thẻ ngân hàng qua máy ATM/CDM/POS với hơn 220 máy ATM và 1.267 máy POS; thanh toán bằng QR Code; thanh toán qua ứng dụng ngân hàng số trên điện thoại di động, thanh toán qua ví điện tử…

Ông Đào Thanh Tịnh-Phó Giám đốc Agribank Gia Lai-thông tin: “Việc thanh toán dịch vụ công bằng phương thức quét mã QR tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trực tuyến.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phát huy lợi thế về mạng lưới, công nghệ nhằm cung cấp các giải pháp thanh toán dịch vụ công hiện đại, góp phần nâng cao tính minh bạch, an toàn trong các giao dịch tài chính”.

Tính đến ngày 18-5, Agribank Gia Lai đã cấp 3.000 mã QR cho khách hàng là tổ chức, cá nhân; lắp đặt 44 máy POS; thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho 475 đơn vị với 11.470 tài khoản.

1bg.jpg
Người dân quét mã QR thanh toán phí, lệ phí khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính. Ảnh: S.C

Tại BIDV Gia Lai hiện có 93 ngàn khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ BIDV SmartBanking, 2.730 khách hàng tổ chức, cá nhân được cấp QR Code. Bên cạnh việc triển khai cấp mã QR cho các đơn vị, tổ chức như bệnh viện, trường học, UBND phường… BIDV Gia Lai còn ký kết hợp đồng hợp tác, cung cấp dịch vụ thanh toán phí dịch vụ công cho khách hàng tổ chức nhằm phục vụ Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Bà Trần Thị Ngọc Tiến-Trưởng phòng Khách hàng cá nhân 1 (BIDV Gia Lai) chia sẻ: “Hầu hết khách hàng sử dụng BIDV SmartBanking hoàn toàn chủ động trong việc thanh toán dịch vụ công như điện, nước, viễn thông, viện phí, nộp thuế, phí, lệ phí bởi sự an toàn, nhanh chóng, tiện lợi.

Thông qua hoạt động giao dịch thực tế phát sinh ở các ngành, lĩnh vực cho thấy, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến. Số lượng giao dịch rút tiền mặt tại cây ATM và giao dịch trực tiếp tại quầy giảm dần qua các năm”.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

“Bông hồng thép” ở Sư đoàn 320

(GLO)- Môi trường quân đội đòi hỏi kỷ luật cao, rèn luyện nghiêm, cường độ công việc lớn, nhưng vẫn có những “bông hồng thép” lặng lẽ cống hiến và lan tỏa tinh thần vượt khó. Thiếu tá QNCN Trần Thị Thu Hường-Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Chính trị (Sư đoàn 320, Quân đoàn 34) là một minh chứng.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.